Dù bị “con ghẻ” phá hoại, lăng mộ vị Nữ hoàng Ai Cập này vẫn đẹp hoàn hảo, hé lộ quyền lực tuyệt đối

Đ.L |

Lăng mộ Hatshepsut ở Ai Cập sở hữu kiến trúc vô cùng tuyệt hảo. Nhưng điều gây sửng sốt hơn cả vẫn là nữ chủ nhân đang yên nghỉ bên trong.

Lăng của Nữ hoàng Ai Cập Hatshepsut nằm trong tổ hợp di lăng Deir el Bahri ở bờ phía Tây sông Nile. Mặt lăng đối diện với thành phố Luxor, lưng dựa vào các vách đá cứng và dựng thẳng lên đầy thách thức giữa sa mạc.

Dù bị “con ghẻ” phá hoại, lăng mộ vị Nữ hoàng Ai Cập này vẫn đẹp hoàn hảo, hé lộ quyền lực tuyệt đối - Ảnh 1.
Dù bị “con ghẻ” phá hoại, lăng mộ vị Nữ hoàng Ai Cập này vẫn đẹp hoàn hảo, hé lộ quyền lực tuyệt đối - Ảnh 2.

Lăng mộ Hatshepsut hiện lên tuyệt đẹp dưới hoàng hôn

Lăng mộ do chính Nữ hoàng ra lệnh xây dựng khi bà còn sống, và là một công trình đi trước thời đại. Ngày nay, nhìn bên ngoài lăng, ai cũng không khỏi xuýt xoa trước sự hài hòa tuyệt đối của dãy cột chống. Điều vĩ đại hơn là nó được xây dựng gần 1.000 năm trước đền Parthenon - niềm tự hào của người Hy Lạp với lối kiến trúc tương đồng.

Nữ hoàng Hatshepsut là con gái lớn nhất của Vua Thutmose I. Bà từng giữ ngôi vị hoàng hậu ở triều đại thứ 18, cho đến khi chồng đồng thời là anh trai bà - vua Thutmose II qua đời.

Khi đó, mặc dù người con trai riêng của chồng là Thutmose III đã đủ tuổi kế vị, nhưng hoàng hậu vẫn phải đảm đương các trọng trách của quốc gia.

Sau đó, Hatshepsut phế vua trẻ, chính thức trở thành một trong những nữ pharaoh đầu tiên của Ai Cập, trị vì hơn 20 năm.

Dù bị “con ghẻ” phá hoại, lăng mộ vị Nữ hoàng Ai Cập này vẫn đẹp hoàn hảo, hé lộ quyền lực tuyệt đối - Ảnh 3.

Nữ hoàng còn được cho là có nhan sắc mê hoặc

Dù bị “con ghẻ” phá hoại, lăng mộ vị Nữ hoàng Ai Cập này vẫn đẹp hoàn hảo, hé lộ quyền lực tuyệt đối - Ảnh 4.

Hình khắc bên trong lăng: 2 người gần giống nhau thể hiện "một nước hai pharaoh", với hình Nữ hoàng đứng lên trước (về sau bà phế bỏ vua)

Ngày nay, những di tích cho thấy quyền lực của Nữ hoàng Hatshepsut vẫn còn được lưu giữ. Ở thành phố cổ Thebes, bà từng ra lệnh phá bỏ những tượng đài kỉ niệm để lấy chỗ phát triển đường sá, lấy lý do nhân danh thần Amun - vị thần tối cao và là vua bảo trợ cho các pharaoh.

Trong thời kì đầu cầm quyền, Hatshepsut cũng từng chinh chiến, dẹp yên nhiều vùng từ Nubia ở cận đông đến Beni Hasan thuộc Ai Cập ngày nay.

Tuy nhiên, hơn 20 năm cầm quyền của nữ hoàng hầu như gắn với hòa bình thịnh thế. Bà giải quyết tồn đọng của thời trước - khi Ai Cập bị chiếm bởi người Hyksos (một dân tộc đa nguồn gốc, hầu hết từ Tây Á) khiến giao thương gián đoạn. Về sau nhờ Hatshepsut mà các quan hệ thương mại được nối liền.

Dù bị “con ghẻ” phá hoại, lăng mộ vị Nữ hoàng Ai Cập này vẫn đẹp hoàn hảo, hé lộ quyền lực tuyệt đối - Ảnh 6.

Hình khắc bên trong lăng: thủy thủ đang vác cây nhựa thơm xuống cảng theo lệnh Nữ hoàng

Giữa thời cổ đại, Nữ hoàng còn có tầm nhìn xa khi cho thám hiểm đường thủy đến vùng Punt (vùng đất cổ mà hiện nay vẫn chưa rõ ở đâu). Có khoảng hơn 200 thủy thủ đã lên đường, mang theo nhựa thơm, băng ngang Biển Đỏ đến Punt và đem về cây hương trầm sống cùng nhiều sản vật quý.

Sự thịnh vượng của vương triều còn cho phép Hatshepsut tiến hành các dự án kiến trúc to lớn, ví dụ như lăng mộ hay tháp tưởng niệm của chính Nữ hoàng. Tháp tưởng niệm Hatshepsut được tạc ra từ một khối đá granite duy nhất, cao hơn 30m và cũng là cột tháp cao nhất của Ai Cập cổ đại, sừng sững đến ngày nay.

Dù bị “con ghẻ” phá hoại, lăng mộ vị Nữ hoàng Ai Cập này vẫn đẹp hoàn hảo, hé lộ quyền lực tuyệt đối - Ảnh 7.

Cột tháp tưởng niệm Hatshepsut

Dù bị “con ghẻ” phá hoại, lăng mộ vị Nữ hoàng Ai Cập này vẫn đẹp hoàn hảo, hé lộ quyền lực tuyệt đối - Ảnh 8.
Dù bị “con ghẻ” phá hoại, lăng mộ vị Nữ hoàng Ai Cập này vẫn đẹp hoàn hảo, hé lộ quyền lực tuyệt đối - Ảnh 9.

Tượng Pharaoh và tượng Nhân sư của Nữ hoàng. Ở tượng bên trái, bà được tạc như nam giới, trừ phần cằm nhọn và bầu ngực tròn

Tượng Nữ hoàng Hatshepsut cũng có mặt ở khắp nơi, thậm chí được tạc dưới hình hài nam nhân với mũ Khat đội đầu - biểu trưng của quyền lực.

Đáng tiếc, di sản của Nữ hoàng đã chìm vào quên lãng trong hàng ngàn năm. Khi bà mất vào năm 1458 TCN, vua Thutmose III đã cố gắng xóa nhòa mọi dấu ấn của "mẹ ghẻ". Ông đập phá tượng thờ, bôi bác tranh vẽ, cố gắng hủy hoại tòa tháp tưởng niệm Nữ hoàng.

Dù bị “con ghẻ” phá hoại, lăng mộ vị Nữ hoàng Ai Cập này vẫn đẹp hoàn hảo, hé lộ quyền lực tuyệt đối - Ảnh 10.

Xác ướp của người hầu (trái) và của Nữ hoàng Ai Cập

Có người nói đó là hành động phản bội, có người lại tin đó là tình thế ép buộc, dọn đường đế vương.

Một giả thuyết khác cho rằng, nhà vua muốn có sự kết nối liền mạch giữa 3 vị vua Thutmose I, II, III. Vì thế phải xóa sạch dấu tích của Nữ hoàng Hatshepsut từng làm mưa làm gió suốt 20 năm.

Nhà Ai Cập học nổi tiếng Donald Redford lại đi ngược số đông. Ông nói: "Đây và đó, hình oval tước hiệu và hình ảnh nữ hoàng vẫn còn lại nguyên vẹn - thứ mà con mắt tầm thường sẽ không bao giờ nhìn thấy, vẫn mang lại cho nhà vua niềm ấm áp và sùng kính đối với sự hiện diện thần thánh".

Dù bị “con ghẻ” phá hoại, lăng mộ vị Nữ hoàng Ai Cập này vẫn đẹp hoàn hảo, hé lộ quyền lực tuyệt đối - Ảnh 11.

Hộp đựng răng khắc tên Hatshepsut – trùng khớp với 1 chiếc răng bị mất trên xác ướp, vén màn bí ẩn về 1 Nữ hoàng bị lãng quên.

Dù sao, trong khoảng thời gian 1923 - 1931, giới nhà khảo cổ Ai Cập đã tìm thấy và phục dựng các di tích bị chôn vùi, hé mở bằng chứng về quyền lực của Nữ hoàng. Ngày nay, số di tích này được đặt ở phía trước và bên trong lăng mộ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại