Dự án siêu đập của Trung Quốc gặp khó vì hồ băng gần biên giới Ấn Độ

Bảo Hà |

Nhà máy thủy điện sắp xây dựng trên sông Yarlung Zangbo dự kiến có công suất phát điện 70 gigawatt, gấp ba lần so với đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử. Đây là nhiệm vụ nằm trong kế hoạch 4 năm lần thứ 14 của chính phủ Trung Quốc bắt đầu từ năm nay.

Sông Yarlung Tsangpo. Ảnh: EPA

Sông Yarlung Tsangpo. Ảnh: EPA

Dự án siêu đập của Trung Quốc gặp khó vì hồ băng gần biên giới Ấn Độ - Ảnh 1.

Sông Yarlung Tsangpo. Ảnh: EPA

Theo đài Sputnik, dự án tham vọng xây dựng siêu đập ở hạ lưu sông Yarlung Zangbo thuộc khu tự trị Tây Tạng được chính phủ Trung Quốc thông qua tháng trước đang gặp rắc rối vì băng tuyết. Một hồ băng hình thành tự nhiên trên sông Yarlung Zangbo ở Tây Tạng gần biên giới với bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ nằm ngoài kế hoạch tính toán của chính phủ Trung Quốc khi xây dựng siêu đập. Sông Yarlung Zangbo có dòng chảy qua các bang Arunachal Pradesh và bang Assam (Ấn Độ) trước khi chảy vào Bangladesh.

Tuần trước, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin các vụ sạt lở ở vùng thượng lưu năm 2018 đã dẫn tới hình thành một hồ băng với 600 triệu mét khối nước tại đây.

"Với việc nước sông tràn qua như hiện nay, con đập có thể sập bất cứ lúc nào. Hồ ở lưu vực Sedongpu nằm ở thượng nguồn chỉ cách địa điểm xây dựng siêu nhà máy thủy điện vài chục kilomet. Trong bối cảnh có quá nhiều nước chực chờ đổ ập xuống như vậy, công nhân không thể tiếp cận để giải phóng mặt bằng”, SCMP cho hay. Để xây dựng siêu đập, Trung Quốc cần phải loại bỏ con đập nhỏ hình thành do sạt lở đất trước tiên.

"Khu vực này cực kỳ mong manh về mặt sinh thái. Năm 2017, nước sông chảy vào Ấn Độ đã chuyển sang màu đen do lở đất ở Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã phải làm sạch nước sông. Khu vực mà siêu đập dự kiến đang nằm trong vùng dễ xảy ra động đất. Việc xây dựng đập có thể gây ra động đất và dẫn đến sập đập, gây ra sự tàn phá ở vùng hạ lưu. Dù là cách nào đi chăng nữa, vẫn có khả năng xảy ra một thảm họa quốc gia", Dechen Palmo - nhà nghiên cứu tại Học viện Chính sách Tây Tạng – giải thích.

"Hồ băng hình thành do biến đổi khí hậu đã làm thay đổi bộ mặt của cao nguyên Tây Tạng – khu vực nằm trên các đường đứt gãy địa chấn. Chỉ 2 ngày trước đã có một trận động đất ở Tây Tạng và Thượng Hải. Nhiều chuyên gia lo ngại việc phát triển cơ sở hạ tầng trên cao nguyên Tây Tạng sẽ tác động xấu đến môi trường, từ đó sẽ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của người dân”, nữ chuyên gia nói thêm.

Một loạt trận động đất và dư chấn đã xảy ra ở phía Tây Nam và Tây Bắc Trung Quốc vào ngày 22/5, khiến ít nhất 3 người chết và 33 người bị thương, 192 ngôi nhà đổ sập và gần 20.000 người dân đã phải sơ tán khỏi khu vực miền núi.

Dự án siêu đập của Trung Quốc gặp khó vì hồ băng gần biên giới Ấn Độ - Ảnh 3.

Đập Tam Hiệp xả nước lũ vào ngày 2/2/2020. Ảnh: THX

Sau khi đến hiện trường hồ băng ở Sedongpu, một số nhóm nhà khoa học và kỹ sư nhận định tình hình đang rất khó khăn và tạm thời chưa có giải pháp nào ngay lập tức để loại bỏ hồ băng.

Theo tạp chí Địa chất Trung Quốc xuất bản năm 2019, hồ băng Sedongpu được hình thành sau các vụ sạt lở đất trong năm 2018. Trạm quan trắc môi trường địa chất của khu tự trị Tây Tạng ước tính các khối băng vụn hình thành trong hồ Sedongpu đã di chuyển hơn 10 km với tốc độ tối đa là 73 km/h.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại