Đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch, con người đang bào mòn nguồn oxy của Trái Đất

Tiến Thanh |

Việc con người đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch để phục vụ cho sản xuất điện và các hoạt động đời sống đang vô tình khiến lượng oxy (O2) trong bầu khí quyển suy giảm mạnh.

Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Lan Châu, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, việc mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, quá trình hô hấp của con người, vật nuôi và số các vụ cháy đang tăng lên nhanh chóng đã trở thành tác nhân lớn nhất khiến mức oxy trong không khí giảm mạnh.

Ước tính, quá trình tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch đã chiếm từ 60-80% tổng lượng oxy tiêu thụ trong thế kỷ qua.

Như đã biết, quá trình hô hấp của con người và các loài vật liên tục tiêu thụ một lượng lớn oxy và thải ra CO2 trong bầu khí quyển. Bên cạnh đó, quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch và sinh năng lượng cũng đòi hỏi cần có oxy để duy trì sự cháy. Vì vậy, không quá khi nói rằng oxy là một dưỡng khí không thể thiếu để duy trì sự sống trên Trái Đất.

Các nhà khoa học ước tính, nồng độ oxy của thế giới sẽ giảm từ mức hiện tại là 20,946% xuống chỉ còn 20,825% nếu mức tiêu thụ oxy trong bầu khí quyển hàng năm tăng tới mức 100 tỷ tấn vào năm 2100.

Đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch, con người đang bào mòn nguồn oxy của Trái Đất - Ảnh 1.

Huang Jianping, trưởng nhóm nghiên cứu kêu gọi những người đứng đầu các nước, các nhà hoạt động môi trường và tất cả công dân toàn cầu cần có biện pháp quyết liệt hơn để chống lại đà suy giảm của oxy.

Theo Huang, tuy sự sụt giảm lượng khí oxy này chưa phải là một mối đe dọa lớn tới sức khỏe con người ở thời điểm hiện tại, nếu xu hướng này vẫn tiếp tục, chắc chắn môi trường sẽ xảy ra những sự biến đổi mà chúng ta không thể lường trước được.

Huang nhấn mạnh: "Chúng ta phải nỗ lực hơn để tăng sản lượng oxy và giảm mức tiêu thụ, chẳng hạn như thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, điều kiện then chốt nhất để có thể đảo ngược xu hướng này là sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia".

Nghiên cứu trên của các nhà khoa học Trung Quốc đã được đăng tải trên tạp chí Science Bulletin mới đây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại