“Đột nhập” đại bản doanh hãng hàng không Bamboo Airways, gần đại sứ quán Hàn Quốc

Phan Chính |

Mặc dù không thực hiện đúng kế hoạch giấc mơ bay nhưng hãng hàng không của tỷ phú Trịnh Văn Quyết đã có những bước chuẩn bị khá chu đáo cho kế hoạch này trong thời gian qua.

Những động thái gần đây cho thấy kế hoạch bay của Tập đoàn FLC đang dần lộ diện.

Thời điểm này, Bamboo Airways của tỷ phú Trịnh Văn Quyết đang rầm rộ chuẩn bị nhiều công đoạn để chào đón chuyến bay đầu tiên của mình như việc cho xuất hiện chiếc máy bay gắn thương hiệu của Bamboo Airways, và đặc biệt là trụ sở văn phòng làm việc hoành tráng của hãng hàng không này tại tầng 3, tòa nhà NO1 – T3 Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn, gần với khu vực Đại sức quán Hàn Quốc đang được xây dựng.

Những hình ảnh tại "đại bản doanh" Bamboo Airways của tỷ phú người Vĩnh Phúc do PV Nhadautu.vn ghi lại sáng nay, 23/10.

“Đột nhập” đại bản doanh hãng hàng không Bamboo Airways, gần đại sứ quán Hàn Quốc - Ảnh 1.

Tòa nhà NO1 – T3 Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn - nơi Bamboo Airways chọn làm đại bản doanh

“Đột nhập” đại bản doanh hãng hàng không Bamboo Airways, gần đại sứ quán Hàn Quốc - Ảnh 2.

Cả tầng 3 cuả tòa chung cư này được Tập đoàn FLC thuê lại để làm trụ sở của Bamboo Airways

“Đột nhập” đại bản doanh hãng hàng không Bamboo Airways, gần đại sứ quán Hàn Quốc - Ảnh 3.

Cả khu vực tầng 3 tòa nhà là nơi làm việc của Bamboo Airways

“Đột nhập” đại bản doanh hãng hàng không Bamboo Airways, gần đại sứ quán Hàn Quốc - Ảnh 4.

Biển chỉ dẫn phía ngoài tòa nhà

“Đột nhập” đại bản doanh hãng hàng không Bamboo Airways, gần đại sứ quán Hàn Quốc - Ảnh 5.

Không khí làm việc bên trong của cán bộ, nhân viên Bamboo Airways

“Đột nhập” đại bản doanh hãng hàng không Bamboo Airways, gần đại sứ quán Hàn Quốc - Ảnh 6.

Văn phòng được thiết kế và trang bị đầy đủ các thiết bị

“Đột nhập” đại bản doanh hãng hàng không Bamboo Airways, gần đại sứ quán Hàn Quốc - Ảnh 7.

Nơi làm việc của cán bộ, nhân viên công ty hàng không Tre Việt khá khang trang và rộng rãi

“Đột nhập” đại bản doanh hãng hàng không Bamboo Airways, gần đại sứ quán Hàn Quốc - Ảnh 8.

Hãng hàng không startup của Tập đoàn FLC đang hiện thực hóa giấc mơ bay gần hơn

“Đột nhập” đại bản doanh hãng hàng không Bamboo Airways, gần đại sứ quán Hàn Quốc - Ảnh 9.

FLC đang từng bước đưa Bamboo Airways tới gần hơn với chuyến bay thương mại đầu tiên

“Đột nhập” đại bản doanh hãng hàng không Bamboo Airways, gần đại sứ quán Hàn Quốc - Ảnh 10.

Mọi công việc đang được chuẩn bị khá khẩn trương

“Đột nhập” đại bản doanh hãng hàng không Bamboo Airways, gần đại sứ quán Hàn Quốc - Ảnh 11.

Khu vực lễ tân của hãng hàng không Bamboo Airways

“Đột nhập” đại bản doanh hãng hàng không Bamboo Airways, gần đại sứ quán Hàn Quốc - Ảnh 12.

Biển chỉ dẫn được đặt khá nghiêm trang tại sảnh tầng 1 của tòa nhà

“Đột nhập” đại bản doanh hãng hàng không Bamboo Airways, gần đại sứ quán Hàn Quốc - Ảnh 13.

Lối vào có cả nhân viên bảo vệ canh gác

“Đột nhập” đại bản doanh hãng hàng không Bamboo Airways, gần đại sứ quán Hàn Quốc - Ảnh 14.

Một biển chỉ dẫn có gắn thương hiệu Bamboo Airway

“Đột nhập” đại bản doanh hãng hàng không Bamboo Airways, gần đại sứ quán Hàn Quốc - Ảnh 15.

Xung quanh tòa nhà đều có gắn biển báo của hãng hàng không này

Đầu tháng 7/2018, Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không Tre Việt tại Cảng hàng không Phù Cát, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Ngay sau đó, Bamboo Airways tiếp tục được tăng vốn điều lệ lên mức 1.300 tỷ đồng, gần gấp đôi so với mức 700 tỷ đồng ban đầu. Lượng vốn điều lệ này đủ để hãng được phép nâng số lượng tàu bay khai thác lên trên 30 chiếc.

Tuy nhiên, trong chủ trương đầu tư được Thủ tướng phê duyệt thì quy mô dự án hàng không Tre Việt đến năm 2023 mới được khai thác 10 tàu bay loại A320/A321 hoặc B737. Vì vậy, dù có tăng vốn thì nhiều khả năng Bamboo Airways sẽ không thể nâng số lượng tàu bay khai thác quá 10 chiếc trước năm 2023.

Bên cạnh đó, Bamboo Airways cũng gây bất ngờ khi mạnh tay ký 2 hợp đồng với Boeing và Airbus để đặt mua 44 máy bay các loại. Cụ thể, đầu tháng 3/2017, Bamboo Airways đã đạt thỏa thuận về việc hợp tác mua 24 máy bay A321NEO trị giá 3 tỷ USD.

Số máy bay này sẽ được phía Airbus giao dần trong giai đoạn 2022-2025.

Ngày 25/6, FLC tiếp tục ký kết hợp đồng tiếp theo mua 20 chiếc 787-9 từ Boeing với tổng trị giá hợp đồng được Reuters ước tính vào khoảng 5,6 tỷ USD.

Theo hợp đồng, Boeing sẽ giao dần 20 chiếc 787-9 này từ tháng 4/2020 đến hết năm 2021.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại