Động vật đã thích nghi với môi trường cực kỳ khắc nghiệt trên sa mạc theo cách không thể tin nổi như thế nào

NPQM |

Chưa bao giờ thế giới động vật hết khiến chúng ta ngạc nhiên vì những sự thực vô cùng bất ngờ và không thể đoán trước được.

Sa mạc là một trong những địa điểm khắc nghiệt nhất trên hành tinh, chỉ nghĩ đến thôi cũng đủ khiến bất kỳ ai nhụt chí và không hề có ý định tiếp cận. 

Tuy nhiên, như tạo hóa đã sắp đặt sẵn, không gì là không có mục đích của nó, đặc biệt là khi nhắc đến khả năng thích nghi phi thường của các loài vật, vốn là kết quả tất yếu của quá trình tiến hóa trải qua hàng triệu năm. 

Dưới đây là danh sách những cái tên nổi bật nhất, không những coi thường khí hậu gay gắt chết người nơi đây, mà còn ngày càng phát triển, sinh sôi bất chấp mọi điều kiện.


1. Trăn sa mạc Kenya

Động vật đã thích nghi với môi trường cực kỳ khắc nghiệt trên sa mạc theo cách không thể tin nổi như thế nào - Ảnh 1.

Nhắc đến trăn là nhắc đến những rừng mưa nhiệt đới, nhưng loài trăm sa mạc này lại chứng tỏ mình là một ngoại lệ hiếm có khi chấp nhận “làm mưa làm gió” ở những vùng đất khô cằn thay vì môi trường ẩm ướt. 

Được biết đến là một trong những giống trăn nhỏ nhất trên thế giới, trăn sa mạc Kenya dành hầu hết phần đời của chúng ẩn sâu dưới lớp cát hoặc một tảng đá.

Khi thời tiết rơi vào giai đoạn dễ chịu nhất trong ngày, khoảng sáng sớm và chiều tối, trăn sa mạc Kenya mới bò ra khỏi hang ổ để tìm kiếm con mồi và lấp đầy hệ tiêu hóa của nó. 

Chính thói quen sống ẩn mình dưới bề mặt địa hình đã trở thành nguyên nhân chính dẫn đến những hành vi và tập tính thích nghi trong khía cạnh săn mồi và kết đôi tương tự như loài rắn sa mạc.

Mắt và mũi của trăn sa mạc Kenya có vị trí và cấu tạo trên đầu theo lối tối ưu hóa nhất để tránh những mảnh cát hay vật thể nhỏ rơi vào bên trong các khu vực nhạy cảm như vậy. 

Với khả năng sống ẩn dật không cần thức ăn trong khoảng thời gian lên đến hơn 1 năm, sinh vật này tận dụng chính nguyên tố đặc trưng của sa mạc - cát - để săn mồi theo hai cách:

Thứ nhất, nó nằm ẩn sâu dưới cát, bất ngờ vùng lên tóm lấy con mồi nào vô tình đi ngang qua mà không biết đến sự có mặt của hung thần ẩn mình đó. Thứ hai, con mồi nhỏ hơn có thể bị kéo xuống sâu dưới bề mặt cát, sau đó làm cho nghẹt thở và bị tiêu hóa dần.

Tập tính ghép đôi và sinh sản cũng không thể thiếu được, vì vốn đó là bản năng cố hữu của mọi loài. Nhưng khác với việc săn mồi, các con đực phải kiên nhẫn tìm và… đào được con cái từ dưới sâu lớp cát lên để có thể có cơ hội gặp được người bạn tình của cuộc đời.


2. Thằn lằn sa mạc

Động vật đã thích nghi với môi trường cực kỳ khắc nghiệt trên sa mạc theo cách không thể tin nổi như thế nào - Ảnh 2.

Thường được biết đến với tên tiếng Anh “Sandfish” nhưng lại không hoàn toàn là “cá” mà thực ra đó là một con thằn lằn, loài vật này vốn là một nhánh của họ thằn lằn bóng chân ngắn sống trên sa mạc Bắc Phi và Tây Nam Á. 

Chỉ dài có 15cm cùng màu da đồng sắc với môi trường giúp ngụy trang hiệu quả, nhưng loài vật nhỏ bé này lại chứng tỏ mình là một chuyên gia sắc sảo trong môi trường khắc nghiệt bậc nhất thế giới.

Sở dĩ cái tên “cá sa mạc” bắt nguồn từ khả năng “bơi” trong cát của nó, đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển hiệu quả cũng như tránh khỏi cái nắng gay gắt của mặt trời bằng cách dựa vào lớp cát để che đi cơ thể, thay vì lộ hoàn toàn ra ngoài. 

Tốc độ di chuyển cũng khá đáng nể, được xúc tác nhờ vào chuyển động đặc biệt của chân gần giống như động tác bơi của người tạo ra lực đẩy.

Ngoài ra, kết cấu và đặc tính thích nghi của cơ thể của thằn lằn sa mạc cũng góp phần hỗ trợ hữu hiệu, với lớp da vảy bóng nhờn trơn, khác hẳn so với vỏ bọc khô ráp của các loài bò sát khác.

Tuy nhiên, độ cứng của lớp da, được che mắt bởi sắc thái mịn màng, sẽ cho phép loài vật này chuyển động như lướt qua cát cứng. Ngoài ra, đống vảy bao phủ quanh tai cùng mí mắt trong suốt bảo vệ có tác dụng ngăn các hạt bụi len vào bên trong.

Cấu tạo mũi và hàm cũng được tạo hóa ưu ái và điều chỉnh thích nghi với thao tác di chuyển trong cát, đồng thời vẫn có chức năng chống bụi mắc kẹt ở trong. 

Thói quen săn mồi cùng hệ sinh thái tương tác của cá sa mạc vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu, và sẽ sớm được công bố bởi giới khoa học trong tương lai.


3. Chim cắt

Động vật đã thích nghi với môi trường cực kỳ khắc nghiệt trên sa mạc theo cách không thể tin nổi như thế nào - Ảnh 3.

Một ứng dụng thực tế của hóa học cơ bản đã giúp cho giống chim cắt với màu lông xám đặc trưng ở sa mạc này có thể tồn tại với điều kiện nơi đây. 

Thông thường, các loài chim hấp thụ nước qua những loại thức ăn mọng, mềm, hoặc tìm kiếm nước vương trên lá cây, nguồn tự nhiên hay thậm chí là cả chất dinh dưỡng từ con mồi nữa.

Thế nhưng, nếu xét về địa hình và khí hậu trên sa mạc thì lựa chọn trên có vẻ không được thiên nhiên hào phóng ban tặng cho lắm. 

Do đó, giống chim cắt vùng Bắc Mỹ này tập trung vào nhặt nhạnh những loại hạt dù ít chưa nước nhưng hàm lượng carbohydrate lại cao đáng kể. 

Trong quá trình tiêu hóa, carbohydrate (hay tinh bột) được bóc tách ra thành carbon, hydro và oxy. Hai nguyên tố cuối cùng sau đó lại liên kết với nhau, tạo thành H2O, cung cấp những nguyên tố cần thiết cho cơ thể chim cắt.

Quy trình chuyển hóa nước đặc biệt đó thực ra xuất hiện trên toàn bộ các loài động vật, kể cả con người. 

Thế nhưng điểm khác biệt của chim cắt sa mạc để giúp nó tồn tại đó là hiệu suất chuyển hóa vô cùng cao, đánh bại mọi thách thức mà thiên nhiên đặt ra. So với những giống loài có kích thước lớn hơn, tốc độ phản ứng và chuyển hóa trên của chim cắt lại càng đáng nể. “Nhỏ mà có võ” phải không?


4. Mèo sa mạc

Động vật đã thích nghi với môi trường cực kỳ khắc nghiệt trên sa mạc theo cách không thể tin nổi như thế nào - Ảnh 4.

Nhỏ bé, chứa đầy những đặc trưng cơ bản nhất của họ nhà mèo, mèo sa mạc có vẻ ngoài khá tương đồng với mèo nhà thông thường nhưng lại xứng danh là giống mèo duy nhất có khả năng đấu tranh và tồn tại ở nơi khí hậu khắc nghiệt bậc nhất này. 

Tên khoa học Felis margarita, chúng sống tập trung ở những vùng Bắc Mỹ, Tây Nam Á và Trung Á.

Chỉ cao có 24-30cm, trọng lượng 1-3kg, những con mèo đặc biệt này mang trong mình những kỹ năng thích nghi siêu hạng. 

Các đệm thịt dưới chân được bao phủ bởi một lớp lông dày và dài, giúp bảo vệ bàn chân khỏi nhiệt độ nóng bỏng của cát, đồng thời hỗ trợ đối phó với tác động của trọng lực khi đi trên bề mặt địa hình, không bị cát lún.

Với cặp mắt to hơn bình thường, giống mèo với màu lông hung đỏ này sẽ càng cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm con mồi, trong khi đôi tai lớn nhanh nhạy làm nhiệm vụ nghe ngóng âm thanh. 

Lớp lông và da dày cũng góp phần cách ly cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời gay gắt hoặc hạ thân nhiệt vào ban đêm vì độ ẩm thấp, khó giữ nhiệt bên ngoài không khí.

Một vài đặc điểm độc nhất vô nhị nữa cũng đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại của loài mèo sa mạc: móng vuốt cùn và không hoàn toàn rút hết vào trong sẽ giúp không để lại dấu chân, đồng thời tránh bỏng bàn chân. 

Tự ẩn mình dưới một lớp cát mỏng hay trong bụi rậm, sự xuất hiện bất ngờ của chúng là không thể đoán trước được, phần nào cũng khiến cho các nhà khoa học khó khăn trong công cuộc tìm hiểu và nghiên cứu.

Tuy nhiên, không may là giống mèo sa mạc đang bị đe dọa bởi số lượng kẻ thù tăng cao, cũng như điều kiện khí hậu ngày càng cực đoan, môi trường sống biến mất và nhiều tác động tiêu cực khác từ con người.


5. Rùa sa mạc

Động vật đã thích nghi với môi trường cực kỳ khắc nghiệt trên sa mạc theo cách không thể tin nổi như thế nào - Ảnh 5.

Trong khi phần lớn những loài bò sát cùng họ sống ở những môi trường rừng rậm ẩm ướt, đàm lầy hay đại dương mênh mông, loài rùa còn có khả năng tồn tại cả ở nơi mà ít ai ngờ đến nhất - sa mạc. 

Xuất hiện nhiều ở những khu vực Tây Nam Mỹ, rùa sa mạc “Gopherus agassizii” cùng với họ hàng thân thuộc “Gopherus morafkai” đã xuất sắc trở thành những cái tên xứng đáng là chuyên gia sinh tồn trên sa mạc nóng bức. 

Với vẻ ngoài trông như một tảng đá vô tri vô giác, chúng lại có những bí quyết phi thường giúp sống sót bên trong chính những ngôi nhà đá cứng rắn ấy, liên quan đến nguồn dự trữ nước đặc biệt.

Cụ thể, rùa sa mạc mang trong mình cơ chế kiểm soát và hấp thụ nước vô cùng khác biệt nhưng cũng thích hợp với môi trường khắc nghiệt này. Bí mật nằm ở một bong bóng cỡ lớn có thể dự trữ nước, u-rê, acid uric với dung tích tương đương 40% trọng lượng cơ thể.

Trong điều kiện ẩm ướt thuận lợi, rùa sa mạc sẽ cố gắng thải ra nhiều chất độc và tiếp nhận càng nhiều nước càng tốt để làm đầy bong bóng của mình. 

Do đó, nếu vô tình đánh động và khiến chúng hoảng sợ trong quá trình này, rất có thể sẽ dẫn đến cái kết đáng buồn vì nguồn nước tự nhiên sẽ không được tận dụng hết.

Với hai chân sau vững chãi và chân trước linh hoạt, việc di chuyển trong cát của loài rùa này cũng không quá khó khăn. 

Thực chất, những cặp chi khỏe mạnh này lại là yếu tố quan trọng giúp phát triển một tập tính thích nghi với môi trường: đào những hố sâu trong đất để dự trữ nước mưa để uống dần và làm đầy bong bóng trữ nước nữa.


6. Gián sa mạc

Động vật đã thích nghi với môi trường cực kỳ khắc nghiệt trên sa mạc theo cách không thể tin nổi như thế nào - Ảnh 6.

Hầu như không có loại bọ nào trên thế giới hiện nay có khả năng vượt qua độ khắc nghiệt của loài gián này trên sa mạc đầy nắng và gió. Arenivaga erratica (tiếng Latin là “kẻ lang thang trên cát”) là tên khoa học của chúng, sinh sống ở Mỹ. 

Để lại những đụn cát khi di chuyển, loài vật nhỏ bé này lại được trang bị những kỹ năng tuyệt vời để sống sót và tồn tại hoàn hảo.

Việc tìm ra những biện pháp hữu hiệu liên quan đến dự trữ nước là một trong những ưu tiên hàng đầu nơi đây. 

Về phần loài gián đặc biệt này, kết cấu miệng của chúng có bao gồm một cặp bong bóng, đóng vai trò hấp thụ nước và độ ẩm trong không khí, sau đó chuyển hóa và hỗ trợ cho hệ thống cơ thể của gián.

Những con gián cái hoạt động vào ban đêm, cũng có tập tính và đặc điểm tương tự như con đực, không có cánh và chỉ ẩn dưới đất cát vào ban ngày để tránh ánh nắng mặt trời. Ngược lại, gián đực hoạt động vào ban ngày, có cánh và có ngoại hình giống với gián thông thường hơn, hấp dẫn bởi ánh sáng. 

Theo thói quen, chúng thường tìm kiếm chất dinh dưỡng từ rễ cây ẩn sâu dưới dòng đất, vốn cũng là một cách để tránh cái nóng và cả những kẻ thù săn mồi nữa.


7. Chim sống nhờ xương rồng

Động vật đã thích nghi với môi trường cực kỳ khắc nghiệt trên sa mạc theo cách không thể tin nổi như thế nào - Ảnh 7.

Những cánh rừng ẩm ướt với đa dạng các loại thực vật và kết cấu sinh thái bổ sung cho môi trường sống là nơi lý tưởng cho rất nhiều loài chim. Sa mạc thì ngược lại, có vẻ như là một lựa chọn vô cùng ngu ngốc cho bất kỳ giống chim nào tới sinh sống. 

Thế nhưng tạo hóa vốn luôn tạo ra những ngoại lệ, liên quan mật thiết đến những câu xương rồng khổng lồ, hỗ trợ nguồn sống cho vài loài chim cũng đặc biệt không kém.

Chim gõ kiến Gila đục vào bên trong thân cây xương rồng, tạo thành tổ trú ẩn và sinh sống bên trong đó. Tương tự, những con cú nhỏ tí hon cũng có chung tập tính sống trên hốc ở thân cây xương rồng như vậy. Tựu chung lại, xương rồng đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái sa mạc.

Ngoài ra, còn có rất nhiều những loài chim biết hót khác cũng chọn cách này để đối chọi lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên. 

Chim hồng tước Bắc Mỹ thậm chí còn hình thành thói quen ăn quả, trái ngược với nhiều loài cùng họ khác thường ăn động vật chân khớp và sống ở rừng cây hoặc đầm lầy. Ngoài ra, hoa xương rồng còn cung cấp hạt và mật hoa, tạo điều kiện cho chúng có thêm một nguồn dinh dưỡng khác.


8. Thằn lằn “uống” nước bằng da

Động vật đã thích nghi với môi trường cực kỳ khắc nghiệt trên sa mạc theo cách không thể tin nổi như thế nào - Ảnh 8.

Cách cố hữu được áp dụng để đưa nước vào trong cơ thể là qua đường miệng. Nhưng đối với sa mạc, những nguồn nước tự nhiên hoặc động thực vật chứa nhiều thành phần nước thì vô cùng ít ỏi, do đó đây có vẻ là cách hiếm khi được dùng đến.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu mới đây đã cho thấy một phương pháp sinh học độc nhất vô nhị có tác dụng hấp thụ nước hiệu quả được phát triển ở loài thằn lằn. 

Qua nhiều thông tin theo dõi trên loài thằn lằn gai Australia và kết cấu da vảy sừng, một đặc điểm thích nghi đột phá mới đã được khám phá. Không chỉ ngăn ngừa sự thoát nước, da thằn lằn còn có thể hấp thụ nước từ không khí nhưng được tiến hóa và phát triển hơn nhiều so với thông thường.

Tương tự như cơ chế tiếp nhận nước qua da ở loài thằn lằn gai Australia, những con thằn lằn sa mạc này sử dụng các đường truyền nước rất nhỏ, dạng ống, có tác dụng điều hướng nước đến thẳng miệng và hệ tiêu hóa của thằn lằn. Từ đó, mọi nguồn nước như mưa, cát ẩm đều được tận dụng triệt để.


9. Cá sa mạc

Động vật đã thích nghi với môi trường cực kỳ khắc nghiệt trên sa mạc theo cách không thể tin nổi như thế nào - Ảnh 9.

Nghe có vẻ như là nghịch lý của tự nhiên, nhưng không, đây thật sự là những sinh vật phi thường đang hàng ngày vượt qua mọi định kiến ban đầu để tồn tại ở nơi mà chẳng ai nghĩ chúng có thể sống được, đặc biệt là với loài cá - sinh vật gắn liền với yếu tố mà sa mạc kha hiếm nhất.

Chúng như thể những hóa thạch sống vậy, là minh chứng rõ rệt cho sự giao thoa giữa lịch sử sống dưới nước và thích nghi, tồn tại qua ngần ấy năm để có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt và trái ngược hoàn toàn, gắn liền với những nguồn nước hiếm hoi và nóng bức.

Khả năng của một vài loài cá sa mạc được nhận định là đạt đến những mức độ thích nghi phi thường, vốn là bất khả thi đối với những loài khác, đặc biệt là khi xét tới yếu tố nhiệt độ phải gánh chịu. 

Giống cá nhỏ Devil Hole chỉ sống trong môi trường chỉ rộng hơn 1m2 nhưng lại có độ sâu đáng nể, trong khi loài khác còn có thể chịu đựng mức nhiệt độ lên đến 43 độ C.

Dù sao thì tuổi thọ của chúng cũng là một khía cạnh không được tích cực cho lắm. Cá nhỏ Devil Hole chỉ có tuổi đời vỏn vẹn 6 tháng đến 1 năm. 

Nhìn chung, chúng là biểu hiện cho những khả năng phi thường không ai nghĩ tới, đóng vai trò chính yếu cho sự tồn tại ở môi trường hoàn toàn khác biệt và đi ngược với quy luật tự nhiên.


10. Gà lôi đuôi dài

Động vật đã thích nghi với môi trường cực kỳ khắc nghiệt trên sa mạc theo cách không thể tin nổi như thế nào - Ảnh 10.

Uống nước tiểu qua xử lý có thể là cách duy nhất và cuối cùng đối với con người trong công cuộc sinh tồn trên sa mạc. 

Nhưng đối với loài gà lôi này, theo phân tích của các chuyên gia động vật, chúng có một biện pháp hữu hiệu hơn rất nhiều, và cũng rất… ghê tởm, cũng liên quan đến chất thải bài tiết của cơ thể: tự tận dụng lại phân và nước tiểu của mình.

Theo cơ chế của cơ thể, hệ tiêu hóa của chúng sẽ hấp thụ nước kể cả khi đã đến giai đoạn hình thành chất thải ở ruột già. Trước khi được hoàn toàn thải ra ngoài, nước nếu còn ở phân sẽ được rút lại một cách triệt để, bằng những ông lông tơ ở đoạn cuối ruột, dẫn thẳng nước đến mạch máu.

Thế nhưng bấy nhiêu dường như là chưa đủ để chiến thắng sự khắc nghiệt nơi đây, do đó gà lôi thực ra có hai cách hỗ trợ cho nhiệm vụ quan trọng này: Săn những con mồi khác để tìm thêm nguồn nước và dinh dưỡng, hoặc thải bớt muối qua đường tiết ra ở mắt. 

Những tuyến tiết ra có vai trò khử muối này thường chỉ được phát hiện ở chim sống trên biển, chứ đất liền và đặc biệt là sa mạc thì vô cùng hiếm có.

Tham khảo: Listverse

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại