Nơi làm việc là nơi bạn có thể thấy rõ nhất cách một người cư xử. Cao Tuấn (làm việc tại Bắc Kinh, Trung Quốc) đã gặp phải một tình huống đặc biệt tại văn phòng.
Đồng nghiệp vay tiền một năm không trả
Do có kết quả tốt trong hai năm làm việc, Cao Tuấn được cử đến làm lãnh đạo cho một dự án mới. Trong nhóm mới, anh quen được một người bạn tên là Vân Tường. Do hai người bằng tuổi và có nhiều điểm chung nên nhanh chóng làm quen và trở nên thân thiết.
Một ngày, Vân Tường đến hỏi vay 500 NDT, tương đương khoảng 1,7 triệu đồng. Thấy số tiền đó không nhiều, Trình Tông đã chuyển trực tiếp cho người đồng nghiệp của mình.
Khi dự án kết thúc, cả hai được giao cho nhiệm vụ mới. Vì công việc bận rộn nên thời gian gặp và trò chuyện cũng giảm nhiều. Có một điều khiến Cao Tuấn luôn cảm thấy khó xử là đã hơn nửa năm trôi qua mà Vân Tường vẫn chưa đề nghị trả lại 500 NDT. Anh cũng không dám chủ động nhắc bạn trả tiền vì sợ đánh giá là keo kiệt.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Một năm sau khi cho bạn vay tiền, Cao Tuấn nhận được thiệp cưới từ Vân Tường. Anh phân vân: Trước kia bạn mượn 500 NDT, một xu cũng không trả lại, hiện tại kết hôn lại mời mình. Vấn đề là có nên đi phong bì hay không?
Sau một hồi suy nghĩ, Cao Tuấn vẫn quyết định đến dự đám cưới của bạn. Anh cũng không quên mang theo một khoản tiền mừng. Điều mà anh không ngờ đến là khi đến dự lại được chính chú rể đưa cho một phong bao màu đỏ.
Sau khi trở về nhà, anh “chết lặng” khi mở phong bì vì thấy ở bên trong có tới 2000 NDT (khoảng 6,8 triệu đồng).
Điều khiến Cao Tuấn ngạc nhiên vẫn chưa hết. Mười ngày sau, Vân Tường gửi tin nhắn mời anh đi ăn tối sau khi hết giờ. Đến địa điểm đã hẹn, anh ngạc nhiên không nói nên lời.
Trong phòng ăn không chỉ có Vân Tường mà còn có ông chủ của công ty. Đến lúc này anh mới biết người bạn này là em trai của chủ tịch. Vì ở nhà quá nhàm chán nên Vân Tường xin anh trai một vị trí ở công ty. Chính cách ứng xử của anh đã khiến cấp trên yêu mến và đánh giá cao.
Nguyên tắc xã giao “đỉnh cao” chốn công sở
Công sở thật ra cũng là một loại “chiến trường”. Trước hết, cậu phải được lãnh đạo công nhận và sử dụng, đồng thời phải gạt bỏ mọi trở ngại trên con đường thăng tiến.
Việc đầu tiên là giảm thiểu số lượng kẻ thù. Nếu không thể không va chạm, hãy chừa cho đối phương một đường thoát, giữ cho họ chút thể diện. Đừng trở mặt hay hạ bệ đối phương, biến họ thành "kẻ thù không đội trời chung".
Thứ hai là sống đàng hoàng. Đừng cố lấy lòng tất cả mọi người, vì làm như vậy chẳng được lòng ai. Hãy trở thành người sống tình cảm, chính trực, vừa có nguyên tắc lại vừa linh hoạt, cái gì từ chối được thì từ chối, đã giúp thì phải giúp.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Thứ ba là giao thiệp nhiều hơn. Bạn không được phép quên các nguyên tắc xã giao cơ bản, dù là đến nhà sếp, hẹn đồng nghiệp hay gặp khách hàng.
Ở nơi làm việc sẽ có một số người dường như không bao giờ quan tâm đến cảm xúc của người khác. Nhóm người này thường có tính cách thẳng thắn. Không hẳn là đối với mọi người, mọi việc đều có thành kiến hay ác ý. Họ là những người "Khẩu xà tâm phật", có tấm lòng ấm áp, thích giúp đỡ người khác nhưng lại ăn nói không được khôn khéo làm mất lòng người khác.
Tính cách này, trong giao tiếp và hợp tác với mọi người, sẽ là một trở ngại lớn thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của bản thân.
Trên thực tế, những nhân viên có kỹ năng ứng xử tốt trong mọi trường hợp đều là những người giỏi trong việc giao tiếp. Họ là những người giỏi ăn nói, biết kiềm chế cảm xúc và nắm bắt tâm lý của đối phương.
Với kỹ năng ứng xử khéo léo thì các cuộc đàm phán trong công việc với đối tác đối với họ cũng rất thuận lợi, tạo tiền đề phát triển lên cao trong sự nghiệp.
Chính vì thế, muốn tồn tại lâu dài trong công ty, muốn có thêm nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp chúng ta phải biết chú trọng đến lời ăn tiếng nói của mình. Có như vậy mới có thể tránh làm phật lòng những người xung quanh, tạo dựng nhiều mối quan hệ tốt từ đó đường công danh cũng sẽ ngày càng rộng mở.
Bố là Thạc sĩ mà ngồi toát mồ hôi hột cũng không giải nổi bài Toán lớp 1, con trai ngồi bên cạnh nói 1 câu mà cả nhà cười ngất