'Đóng cửa sau 3 giây': Quy tắc ứng xử ngầm thể hiện tự tôn trọng đối phương mà số đông chúng ta bỏ qua, làm được ắt sẽ nhận yêu mến!

Phương Thúy |

Có một quy tắc ứng xử ngầm khi muốn thể hiện sự tôn trọng được gọi là "đóng cửa sau 3 giây."

Đôi khi, chúng ta nhìn thấy bản chất của sự việc đằng sau những chi tiết nhỏ. Một người đàn ông kể lại rằng, câu chuyện xảy ra khi máy giặt trong nhà anh ta có vấn đề. Mỗi lần vận hành, nó thường phát ra tiếng động rất lớn. 

Trong khi kiểm tra lại, anh ta thấy những bộ phận khác đều hoạt động bình thường, không có hỏng hóc gì xảy ra nên cuối cùng, anh đành gọi điện thoại tới cửa hàng sửa chữa.

Khi nhân viên bảo trì tới và tháo các bộ phận ra xem xét, cuối cùng, người đó phát hiện ra một đồng xu bị lọt vào khoang máy. 

Chỉ cần lấy nó ra khỏi là giải quyết được mọi vấn đề. Tuy nhiên, do đã mất công xử lý, nhân viên bảo trì quyết định vệ sinh máy giặt hộ chủ nhà luôn. 

Họ cũng khuyên chủ nhà phải thường xuyên thực hiện vệ sinh để không bị nhiễm khuẩn, khiến quần áo trong máy giặt cũng sinh ra vi khuẩn, không tốt cho người mặc, đặc biệt là trẻ em.

Sau khi hoàn thành công việc, nhân viên bảo trì thu dọn đồ đạc và ra về. Người đó không lấy thêm tiền vệ sinh dù tốn khá nhiều thời gian để giúp đỡ. Người đàn ông tiễn họ ra tận ngoài cửa, gửi lời chào tạm biệt và quay về. 

Điều quan trọng là anh ta giữ cửa một lúc, khi họ đã quay người đi vài bước rồi mới nhẹ nhàng đóng cửa lại.

Đóng cửa sau 3 giây: Quy tắc ứng xử ngầm thể hiện tự tôn trọng đối phương mà số đông chúng ta bỏ qua, làm được ắt sẽ nhận yêu mến! - Ảnh 1.

Chỉ khác biệt khoảng 3 giây nhưng đối phương vẫn cảm nhận được sự tôn trọng mà chủ nhà dành cho họ. 

Thay vì tiếng sập cửa "rầm" một cách lạnh lẽo, họ cảm thấy quá trình rời khỏi vô cùng tự nhiên và có cả sự thỏa mãn khi được coi trọng.

Người đàn ông cũng chia sẻ thêm rằng, nhờ có thói quen đóng cửa sau 3 giây cũng giúp anh ta rất nhiều khi tiếp xúc với các khách hàng. 

Trước kia, trong một lần đưa tiễn khách hàng rời đi, anh đã vô tình để gió sập cửa rất mạnh ngay trước mặt họ. 

Cho dù đó chỉ là hành động không có chủ đích nhưng nó đã khiến vị khách đó cảm thấy bị xúc phạm mạnh mẽ. Ngay khi trở về, người đó đã gọi điện tới công ty phàn nàn về thái độ làm việc không chân thành của anh.

Rút kinh nghiệm từ sai lầm đó, sau này, mỗi lần ra ngoài, anh đều giữ cửa 3 giây rồi mới đóng lại một cách nhẹ nhàng. 

Đó chỉ là một hành động rất nhỏ, nhưng người tinh ý hoàn toàn có thể nhận ra sự tôn trọng đúng mực nằm trong đó. 

Thay vì những lời tiếp chuyện xã giao, khen ngợi sáo rỗng, chính hành động này lại giúp khách hàng đồng ý mở lòng với anh nhiều hơn.

Thông qua câu chuyện này, chúng ta có thể thấy rằng: Giá trị lớn nhất mà con người có thể trao gửi cho nhau chính là sự tôn trọng từ tận đáy lòng. 

Điều đó không cần thể hiện bằng lời nói hay hành động đao to búa lớn gì, đôi khi, nó nằm ngay trong những tiểu tiết đời thường rất nhỏ nhoi.

Đóng cửa sau 3 giây: Quy tắc ứng xử ngầm thể hiện tự tôn trọng đối phương mà số đông chúng ta bỏ qua, làm được ắt sẽ nhận yêu mến! - Ảnh 2.

Như nhà văn và nhà soạn kịch nổi tiếng người Nga là Ivan Sergeyevich Turgenev cũng từng có tình huống tương tự. 

Trong một buổi tối mùa đông, khi đang đi dạo trên con phố gần nhà, nhà văn đột nhiên bị chắn đường bởi một ông lão ăn mặc rách rưới. 

Ông lão chìa bàn tay bẩn thỉu ra trước mắt nhà văn và hỏi: "Thưa ngài, ngài có thể cho tôi một ít thức ăn đúng không?"

Ivan Sergeyevich Turgenev nhìn cơ thể gầy gò của ông lão và lục tìm trong túi áo. Thế nhưng, trên người nhà văn lại chỉ mang theo giấy và bút viết chứ không có bất cứ đồ ăn nào. 

Nhà văn áy náy cầm lấy bàn tay đen gầy và bẩn thỉu của ông lão mà nói: "Thực sự xin lỗi ông anh, nhưng tôi không thể cho anh thứ gì hết."

Ông lão bất chợt cười rất vui và khẽ nói: "Cảm ơn ngài, thế này đã đủ lắm rồi!"

Hóa ra ông lão ăn xin chưa bao giờ gặp một người nào đối xử tôn trọng với ông ấy như cách mà nhà văn đã làm. 

Họ chẳng bao giờ dám chạm vào người ông mà chỉ xa lánh ghét bỏ, cũng như không bao giờ gọi một tiếng "ông anh" mà chỉ quát lên là "ông già bẩn thỉu". 

Chỉ riêng điều đó thôi cũng khiến ông thỏa mãn hơn mọi thứ vật chất đến từ Ivan Sergeyevich Turgenev.

Từ những tiểu tiết nhỏ nhặt chỉ xuất phát từ đời sống bình thường lại khiến người ta cảm nhận được sự tôn trọng thật lòng. 

Nó không hào nhoáng, bóng bẩy nhưng lại tràn đầy sự ấm áp. Đó chính là bản lĩnh của một quý ông. Muốn được người khác tôn trọng, trước tiên hãy biết tôn trọng người khác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại