Đối tác quan trọng của Nhật Bản tại Đông Nam Á liệu có thể sớm tiếp nhận tàu đổ bộ Osumi?

Sao Đỏ |

Cuối năm 2016, trang sina của Trung Quốc cho biết, Nhật Bản sẽ cấp khoản tín dụng ưu đãi cho đối tác thân thiết trong khu vực ASEAN để mua lại một tàu đổ bộ tăng lớp Osumi.

Thông tin trên ngay sau khi xuất hiện đã gây sự quan tâm lớn, do Osumi là một chiến hạm có thiết kế rất đặc biệt. Mặc dù được gọi là tàu đổ bộ tăng (LST) nhưng trên thực tế đây là một con tàu đa nhiệm, có sàn đáp rất rộng dành cho máy bay trực thăng cất hạ cánh.

Với chiều dài 178 m; chiều rộng 25,8 m; mớn nước 6 m; lượng giãn nước tiêu chuẩn 8.900 tấn, lên tới 14.000 tấn khi đầy tải, Osumi còn lớn hơn cả tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet trong biên chế Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Trái tim của Osumi là 2 động cơ diesel Mitsui 16V42M-A công suất 26.000 mã lực, cho tốc độ di chuyển tối đa khoảng 22 hải lý/giờ (41 km/h).

Thiết bị điện tử của chiếc LST này bao gồm radar trinh sát đường không OPS-14C, radar trinh sát bề mặt OPS-28D, radar dẫn đường hàng hải OPS-20. Do là tàu đổ bộ, vũ khí trên tàu chỉ bao gồm 2 bệ pháo phòng không siêu tốc Phalanx 20 mm, 2 súng máy 12,7 mm M2 và 4 hệ thống phóng mồi bẫy Mark 36 SRBOC.

Theo thiết kế, Osumi có thể chở tối đa 330 binh lính, 10 xe tăng chiến đấu chủ lực (dùng cả hầm tàu và boong trước thì mang được tới 20 xe tăng cùng hàng chục xe tải hạng nặng), thêm 2 tàu đổ bộ đệm khí LCAC và 8 máy bay trực thăng.

Đối tác quan trọng của Nhật Bản tại Đông Nam Á liệu có thể sớm tiếp nhận tàu đổ bộ Osumi? - Ảnh 1.

Tàu đổ bộ tăng Osumi (LST 4001)

Mặc dù ra đời cách đây đã 2 thập kỷ nhưng năng lực của Osumi là rất đáng nể, nó sẽ giúp gia tăng sức mạnh của bất cứ lực lượng hải quân Đông Nam Á nào được Nhật Bản ưu ái chuyển giao, không chỉ trong tác chiến đổ bộ mà thậm chí cả săn ngầm, cứu hộ nhân đạo lẫn kiểm soát không phận (khi boong tàu được sửa đổi để tiếp nhận tiêm kích kiểu F-35B).

Tuy nhiên sau khi sina đưa ra thông tin ban đầu, chưa có thêm bất cứ một khẳng định nào từ phía Nhật Bản về kế hoạch trên, điều này cũng không gây bất ngờ.

Hiện tại Hải quân Nhật Bản đang có trong biên chế tổng cộng 3 tàu đổ bộ tăng lớp Osumi, bao gồm chiếc LST 4001 Osumi vào biên chế năm 1998; LST 4002 Shimokita gia nhập hạm đội năm 2002; LST 4002 Kunisaki mới chính thức nhận nhiệm vụ từ năm 2003.

Đối tác quan trọng của Nhật Bản tại Đông Nam Á liệu có thể sớm tiếp nhận tàu đổ bộ Osumi? - Ảnh 2.

Tàu đổ bộ tăng LST 4003 Kunisaki - Chiếc "trẻ" nhất trong lớp Osumi

Như vậy có thể thấy tuổi đời của cả 3 tàu đổ bộ tăng lớp Osumi đều còn khá trẻ, chiếc sử dụng lâu nhất cũng mới được 19 năm, trong khi thời hạn phục vụ của một chiến hạm lớn và mạnh mẽ như trên thường phải hơn 30 năm.

Thời gian gần đây Hải quân Nhật Bản còn phải kéo dài thời gian tại ngũ của nhiều chiến hạm trong biên chế, thậm chí lên kế hoạch mua lại một tàu đốc đổ bộ trực thăng LHD từ Hải quân Mỹ nhằm đáp ứng tốt hơn trước tình hình khu vực ngày càng trở nên phức tạp. 

Ngoài ra, họ cũng chưa lên kế hoạch chế tạo một chiếc tàu đổ bộ mới để thay thế Osumi nếu có ý định loại biên.

Với thực tế trên, nhận định của sina tỏ ra khá thiếu thuyết phục, ít nhất là trong tương lai gần. Có lẽ đối tác quan trọng của Tokyo còn phải chờ thêm một khoảng thời gian khá dài nữa nếu muốn mua lại tàu đổ bộ lớp Osumi từ Hải quân Nhật Bản.

Cận cảnh tàu đổ bộ tăng LST 4001 Osumi

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại