Vén màn bí mật tăm tối phía sau những chiếc quần jeans

Thu Trang |

Nhiếp ảnh gia Claudio Montesano Casillas vô tình ghé thăm một xưởng gia công quần jeans xuất khẩu trong tour du lịch “Old Dhaka” và đã ghi lại được những hình ảnh chân thực này.

Qua bộ ảnh, nhiếp ảnh gia Claudio Montesano Casillas đã phơi bày điều kiện làm việc thiếu an toàn trong các xưởng may không được đăng kí cũng như guồng làm việc mệt nhoài của những công nhân trẻ em ở Bangladesh.

Không chỉ cung ứng các sản phẩm may mặc cho thị trường nội địa và Ấn Độ, những xưởng may này còn gia công cho các thương hiệu có tiếng trên thế giới thông qua các nhà thầu phụ.

Những đứa trẻ ở Bangladesh bị buộc phải làm việc quần quật cả ngày trong các xưởng may bẩn thỉu, tồi tàn và không được bảo hộ lao động để cho ra thành phẩm là những chiếc quần jeans xuất sang các nước phương Tây.


Những đứa trẻ ở Bangladesh phải làm việc từ sáng tới tối trong các công xưởng chật hẹp, thiếu an toàn lao động.

Những đứa trẻ ở Bangladesh phải làm việc từ sáng tới tối trong các công xưởng chật hẹp, thiếu an toàn lao động.

Những công nhân dưới tuổi lao động, thay vì đến trường lại ngập đầu ngập cổ với một núi công việc từ thêu thùa, đính hạt cho tới nhuộm vải và lau chùi máy may.

Nhiếp ảnh gia Casillas cho hay những công nhân trẻ em này phải làm việc từ 6 tới 6.5 ngày/tuần từ sáng tinh mơ cho tới tờ mờ tối và nhận về đồng lương vô cùng rẻ mạt.

Tiền công cho mỗi ngày làm việc “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” của những đứa trẻ dưới tuổi lao động này chưa tới 1 USD.

Những đứa trẻ làm việc trong các xưởng may chui được bố trí ăn ngủ trong một căn phòng thuê ngay bên cạnh xưởng. Các em đều từ quê chen chân lên thành phố kiếm việc làm và mong một cuộc sống tốt đẹp hơn.


Vì khối lượng công việc lớn nên những công nhân trẻ em này ăn ở ngay trong một phòng thuê ngay cạnh công xưởng.

Vì khối lượng công việc lớn nên những công nhân trẻ em này ăn ở ngay trong một phòng thuê ngay cạnh công xưởng.

Theo UNICEF, có khoảng 1 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 10 tới 14 phải tham gia lao động ở Bangladesh, tuy nhiên con số thực còn cao hơn rất nhiều.

Mặc dù tiêu chuẩn an toàn lao động ở các công xưởng được đăng kí đã được nâng cao nhưng những xưởng may chui như thế này thì chẳng có ai kiểm soát.


Ô nhiễm nguồn nước do rò rỉ hóa chất độc hại từ các xưởng may không ai kiểm soát.

Ô nhiễm nguồn nước do rò rỉ hóa chất độc hại từ các xưởng may không ai kiểm soát.


Với những bảng điện thô sơ thế này, cháy nổ xảy ra là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Với những bảng điện thô sơ thế này, cháy nổ xảy ra là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Một xưởng may chui chỉ có 1 phòng với 15 chiếc máy khâu, thường là không có cửa thoát hiểm, phương án an toàn cháy nổ hay bình chữa cháy vì những xưởng may này không chịu sự quản lý của bất cứ cơ quan nào.

Công nghiệp dệt may của Bangladesh là ngành xuất khẩu lớn, chỉ đứng thứ 2 sau Trung Quốc nhưng những tiêu chuẩn an toàn cháy nổ ở đây cực kì tồi tệ.

Hơn 1.100 người đã bỏ mạng trong một vụ cháy xưởng ở Dhaka năm 2013. Đây được xem là vụ tai nạn kinh khủng nhất trong ngành may mặc ở Bangladesh.


Dệt may là nền công nghiệp lớn ở Bangladesh. Quốc gia này đứng thứ hai về xuất khẩu may mặc chỉ sau Trung Quốc.

Dệt may là nền công nghiệp lớn ở Bangladesh. Quốc gia này đứng thứ hai về xuất khẩu may mặc chỉ sau Trung Quốc.

Công nhân tại các xưởng may chui này chỉ được trả 6,5 Bảng Anh/tháng, cao nhất là 16 Bảng/tháng.

Mức lương này quá rẻ mạt so với mức lương tối thiểu (41,8 Bảng) của một công nhân may theo quy định của chính phủ sau thảm họa Rana Plaza, cướp đi sinh mạng của 1.100 người, chủ yếu là phụ nữ.


Những đứa trẻ này không được đi học và chỉ được nghỉ nửa ngày mỗi tuần.

Những đứa trẻ này không được đi học và chỉ được nghỉ nửa ngày mỗi tuần.


Theo UNICEF, có khoảng 1 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 10 tới 14 phải tham gia lao động ở Bangladesh, tuy nhiên con số thực còn cao hơn rất nhiều.

Theo UNICEF, có khoảng 1 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 10 tới 14 phải tham gia lao động ở Bangladesh, tuy nhiên con số thực còn cao hơn rất nhiều.


Một xưởng may chui ở ngoại ô Dhaka.

Một xưởng may chui ở ngoại ô Dhaka.


Trong các xưởng may ở Bangladesh, ước tính 60% lao động là phụ nữ.

Trong các xưởng may ở Bangladesh, ước tính 60% lao động là phụ nữ.


Bé Shanta, 11 tuổi, đã làm việc trong một xưởng may chui được 1 năm. Cô bé đến từ Madaripur, Bangladesh.

Bé Shanta, 11 tuổi, đã làm việc trong một xưởng may chui được 1 năm. Cô bé đến từ Madaripur, Bangladesh.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại