Hôm 5.6.2015, hàng nghìn bậc phụ huynh và người thân của hơn hơn 10.000 sĩ tử vẫy tay chào tạm biệt và cầu chúc thành công khi các em bắt đầu lên xe tới tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học Gaokao được tổ chức tại tỉnh An Huy.
Trước đó, các em học sinh lớp 12 tại tỉnh Quảng Đông thể hiện quyết tâm thi đậu đại học bằng cách giờ cao tấm biển ghi tên trường đại học mơ ước trong tiết học cuối cùng.
Những ngày trước kỳ thi là thời điểm phụ huynh và thí sinh đổ xô đến các chùa, miếu để thắp hương khấn vái xin đỗ đại học. Trong ảnh là miếu thờ Khổng Tử, nhà giáo dục vĩ đại của Trung Quốc đặc kín người đến cầu may.
Một học sinh Trung Quốc nằm dài trên bàn tạm nghỉ sau những giờ học căng thẳng. Nhiều trường ở Trung Quốc bị chỉ trích là đã biến các em học sinh thành những con robot khi ép các em học lên tới 15 tiếng mỗi ngày.
Áp lực thi đại học ở Trung Quốc luôn được đánh giá là khủng khiếp nhất thế giới. Báo chí nước này đã không ít lần lên tiếng chỉ trích nên giáo dục nước này khi để xảy ra tình trạng nhiều học sinh phải tự tử vì áp lực thi cử. Trong ảnh là cảnh học sinh ở tỉnh An Huy tự học buổi tối tại ký túc xá để chuẩn bị cho kỳ thi đại học.
Việc thi vào đại học tạo áp lực lớn tới mức, nhiều học sinh đã đổ bệnh trước khi thi nhưng khi được đưa đi cấp cứu, mặc dù phải ngồi thở oxy, nhưng các em này vẫn ôm sách luyện bài.
Năm nay, một số thành phố ở Trung Quốc như Lạc Dương ở tỉnh Hà Nam sẽ áp dụng thêm cả các máy bay không người lái, bay quanh trường để phát hiện ra các trường hợp gian lận. Các máy bay này sẽ sử dụng camera theo dõi các hội đồng thi, phát hiện chính xác địa điểm phát ra tín hiệu vô tuyến và báo cáo cho các giám thị biết học sinh đang dùng thiết bị điện tử để gian lận.
Phòng camera quan sát ở Suining, tỉnh Tứ Xuyên chuyên dùng để theo dõi quá trình làm bài và đề phòng gian lận của các thí sinh. Để chuẩn bị cho kỳ thi Gaokao, nhiều trường trung học ở Trung Quốc còn lắp camera trong lớp học để các em tập làm quen trước cũng như ngăn chặn tình trạng lười học.
Trước đó, năm 2014, chính quyền Trung Quốc công bố những “công nghệ gian lận thi cử” tinh vi của học sinh nước này bao gồm bút hoặc đồng hồ có gắn camera siêu nhỏ, có thể gửi hình ảnh ra ngoài phòng thi để có người nhắc bài.
Ngoài các thí sinh căng thẳng mỗi lần bước vào kỳ thi, các phụ huynh cũng không kém phần áp lực. Một bà mẹ đứng chờ bên ngoài cổng đại học Hefei, tỉnh An Huy. Tại Trung Quốc, cơ quan chức năng yêu cầu phụ huynh phải đứng xa tối thiểu là 150m với khu vực trường thi để tránh làm ồn đến thí sinh.
Bố mẹ các sĩ tử thấp thỏm đứng chờ tin con bên ngoài trường thi.