Rợn người với nghi lễ đào mồ, dựng người chết dậy đi quanh làng

Thu Trang |

Nghi lễ rùng rợn này diễn ra ở bộ tộc Toraja, thuộc phía Nam đảo Salawesi, Indonesia. Câu nói “để người chết được yên nghỉ” dường như không đúng với tập tục của người dân ở đây.

Cứ 3 năm một lần, người dân bộ tộc Toraja lại thực hiện nghi lễ đào xác lên, tắm rửa sạch sẽ và mặc quần áo mới cho người đã khuất, gọi là “Nghi lễ Ma’nene”.

Cảnh tượng buổi lễ trông có vẻ giống như những cảnh trong phim kinh dị, nhưng với người Torajan, một bộ tộc miền núi ở Tana Toraja, thì “Nghi lễ Ma’nene” có ý nghĩa vô cùng đặc biệt.


Cứ 3 năm một lần, người dân bộ tộc Toraja lại thực hiện nghi lễ đào xác lên, tắm rửa sạch sẽ và mặc quần áo mới cho người đã khuất. 

Cứ 3 năm một lần, người dân bộ tộc Toraja lại thực hiện nghi lễ đào xác lên, tắm rửa sạch sẽ và mặc quần áo mới cho người đã khuất. 

Theo nhiếp ảnh gia Agung Parameswara - người đã thực hiện bộ ảnh này, “Nghi lễ Ma’nene” khởi nguồn từ ngôi làng Baruppu từ hơn 1 thế kỷ trước.

Người dân Toraja kể với nhiếp ảnh gia Agung Parameswara rằng, nghi lễ bắt nguồn từ câu chuyện một thợ săn tên Pong Rumasek đi săn trên núi và nhìn thấy một xác chết đang phân hủy dưới gốc cây. Rumasek đã dùng quần áo của mình để mặc cho xác chết rồi chôn cất.


 “Nghi lễ Ma’nene” khởi nguồn từ ngôi làng Baruppu từ hơn 1 thế kỷ trước.  

 “Nghi lễ Ma’nene” khởi nguồn từ ngôi làng Baruppu từ hơn 1 thế kỷ trước.  

Kể từ đó, vận may luôn đến với người đàn ông này và ông ta tin rằng chính xác chết đã mang lại may mắn cho mình.

Từ câu chuyện của ông Pong, những người trong bộ tộc Toraja tin rằng các linh hồn sẽ phù hộ cho họ giàu sang phú quý nếu chăm sóc các xác chết của những người đã khuất.

“Nghi lễ Ma’nene” có nghĩa là nghi lễ tắm rửa cho người chết. Xác chết được khai quật mộ, tắm rửa sạch sẽ trước khi thay quần áo mới.

Những quan tài của người chết có thể được thay mới hoặc giữ nguyên. Sau đó người thân sẽ đưa quan tài đi quanh làng, theo một con đường thẳng mà họ tin rằng sẽ kết nối với Hyang, đấng siêu nhiên theo tâm linh của người Toraja.

Đa số người dân Toraja theo đạo Thiên Chúa hoặc Đạo Hồi, nhưng một số nhỏ vẫn theo “Aluk Todolo” – một nghi lễ của tổ tiên.

Đối với cộng đồng dân cư Toraja, trước “Nghi lễ Ma’nene” thì tang lễ được coi là sự kiện quan trọng và tốn kém nhất trong cuộc đời mỗi con người.

Nó quan trọng đến nỗi mà nhiều người còn tiết kiệm tiền lúc còn sống để sau này chết có tiền để lo liệu đám tang. Thậm chí, có một số gia đình có người mất còn để đám tang tới vài năm sau mới tổ chức vì lúc đó họ mới có đủ tiền để lo liệu.

 

Nhiều người sau khi lo liệu đám tang cho người quá cố rơi vào cảnh nợ chồng chất, nhưng họ tin rằng điều đó sẽ làm tăng cường mối liên kết giữa người đã chết với người sống.

Đám tang thường kéo dài nhiều ngày, bắt đầu bằng việc giết mổ trâu và lợn để đảm bảo một cuộc sống đầy đủ bên kia thế giới cho người thân. Sau đó quan tài của người quá cố sẽ được đặt trong các hốc đá cho đến khi hoàn thành xong tang lễ.


Quan tài được đặt trong hốc đá cùng với các hình nộm canh giữ.

Quan tài được đặt trong hốc đá cùng với các hình nộm canh giữ.


Người thân sẽ đưa quan tài đi quanh làng, theo một con đường thẳng mà họ tin rằng sẽ kết nối với Hyang, đấng siêu nhiên theo tâm linh của người Toraja. 

Người thân sẽ đưa quan tài đi quanh làng, theo một con đường thẳng mà họ tin rằng sẽ kết nối với Hyang, đấng siêu nhiên theo tâm linh của người Toraja. 

Họ tin rằng người đã mất sau đó sẽ đến được với vùng đất của những linh hồn. Người thân sẽ đặt một hình nộm bên ngoài ngôi mộ đá để trông coi hài cốt nhưng nhiều hình nộm đã bị đánh cắp nên các gia đình quyết định giữ hình nộm ngay trong nhà của mình.

Những hình nộm này được gọi là "người bệnh" hay "người đang ngủ" bởi người Toraja không tin rằng người thân đã chết cho đến khi được chôn cất. Người qua đời phải được chôn cất ở nơi mà họ đã dành phần lớn thời gian sống hoặc nơi họ đã chết.


Người qua đời phải được chôn cất ở nơi mà họ đã dành phần lớn thời gian sống hoặc nơi họ đã chết. 

Người qua đời phải được chôn cất ở nơi mà họ đã dành phần lớn thời gian sống hoặc nơi họ đã chết. 


Đối với cộng đồng dân cư Toraja, trước “Nghi lễ Ma’nene” thì tang lễ được coi là sự kiện quan trọng và tốn kém nhất trong cuộc đời mỗi con người.

Đối với cộng đồng dân cư Toraja, trước “Nghi lễ Ma’nene” thì tang lễ được coi là sự kiện quan trọng và tốn kém nhất trong cuộc đời mỗi con người.


Đám tang thường kéo dài nhiều ngày, nó bắt đầu bằng việc giết mổ trâu và lợn để đảm bảo một cuộc sống đầy đủ bên kia thế giới cho người thân.

Đám tang thường kéo dài nhiều ngày, nó bắt đầu bằng việc giết mổ trâu và lợn để đảm bảo một cuộc sống đầy đủ bên kia thế giới cho người thân.

Nếu không theo nguyên tắc này có thể gây ra mâu thuẫn trong gia đình. Theo niềm tin của những người Toroja, linh hồn của người chết bắt buộc phải quay về quê nhà của họ. Nếu người thân của họ chết ở một nơi xa họ buộc phải đến đó để đưa linh hồn trở về làng.

Đối với trẻ em, khi một đứa bé qua đời, thi thể của chúng sẽ được bọc trong một lớp vải và đặt vào hốc thân cây lớn đã được đục trước đó. Người dân địa phương tin rằng linh hồn của đứa trẻ sẽ thành một phần của cây khi những hốc cây lành lại.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại