Dù được ban hành dưới nhiều triều đại phong kiến khác nhau nhưng dưới triều Minh, quy định bắt buộc phi tần, cung nữ phải tuẫn táng theo vua được sử sách Trung Quốc đánh giá là khắc nghiệt nhất.
Mỗi khi hoàng đế băng hà, tiếng khóc của các phi tần, cung nữ vang lên khắp hoàng cung. Họ khóc một phần vì xót thương Hoàng đế nhưng trên hết, họ khóc vì lo sợ sẽ phải tuẫn táng theo vua.
Theo một số ít các tài liệu còn ghi chép lại, khi Hoàng đế vừa chết, các phi tần, cung nữ nằm trong danh sách phải tuẫn táng sẽ được cho ăn cơm, sau đó các thái giám sẽ đưa họ đến một cung điện nhỏ.
Tại đây, các thái giám đã chuẩn bị sẵn những chiếc ghế đẩu cùng những dải vải trắng vắt qua xà nhà. Các cung nữ sẽ phải lần lượt tự kết liễu đời mình.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, với phần lớn những người run rẩy không đứng lên ghế, tự thắt cổ, thái giám sẽ ra tay xốc lên, đưa cổ họ vào thòng lọng và rút ghế khỏi chân.
Theo ghi chép trong “Minh triều tiểu sử” quyển 3, sau khi Chu Nguyên Chương chết (1398), Chu Doãn Văn kế vị làm theo lời dặn dò của ông nội, đã ép toàn bộ phi tần chưa từng sinh nở và cung nữ tuẫn táng.
Khi lệnh ban ra, triều đình hỗn loạn, tiếng khóc ai oán bao trùm cả hoàng cung.
Sau khi Minh Thành Tổ chết vào năm 1424, hơn 30 cung nữ cũng đã phải treo cổ tự sát theo.
Trong khi đó, trong số 10 phi tần, cung nữ tuẫn táng theo Minh Tuyên Tông, có người còn vừa vào cung 20 ngày và chưa từng một lần thấy mặt vua.
Các ông vua của Minh triều mà khởi xướng là Chu Nguyên Chương quan niệm rằng, việc phụ nữ chưa từng sinh nở tuẫn táng khi vua chết là cần thiết vì Hoàng đế khi sang thế giới bên kia vẫn cần người hầu hạ như cách mà họ từng được hầu hạ khi còn sống.
Sau khi các phi tần, cung nữ tuẫn táng theo tiên đế, hầu hết các Hoàng đế kế nhiệm đều ban cho họ và người thân một số công việc, chức tước. Thường thấy nhất là ban cho tên thụy, biểu dương phẩm hạnh và tiền tuất…
Hình ảnh mô tả cảnh phi tần, cung nữ phải tuẫn táng theo tiên đế.
Dỡ bỏ quy định tuẫn táng
Quy định hà khắc và tàn nhẫn đối với các phi tần, cung nữ Minh triều kéo dài trong suốt 5 đời vua và chỉ được ông vua thứ 6 của triều đại này chấm dứt trước khi qua đời. Đó là vua Minh Anh Tông Chu Kì Trấn.
Mặc dù khi sống, Anh Tông không để lại công lao cho xã tắc song quyết định chấm dứt việc bắt người sống đi theo người chết khi lâm chung của ông được đánh giá là một việc làm nhân đạo, mở ra đường sống cho không ít phi tần, cung nữ trong hậu cung Minh triều.
Hẳn sẽ có ý kiến thắc mắc, tại sao ông vua hai lần đăng cơ này lại đi ngược lại quy định của tổ tiên?
Minh Anh Tông lên ngôi khi mới 9 tuổi. Khi mới chỉ là một đứa trẻ, ông đã thấy các phi tần, cung nữ phải tuẫn táng theo phụ hoàng là Minh Tuyên Tông. Điều này đã để lại trong ký ức tuổi thơ của Chu Kì Trấn những ấn tượng đáng sợ.
Chân dung ông vua quyết định dỡ bỏ quy định tuẫn táng vô nhân đạo đầu thời Minh.
Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến quyết định của vị Hoàng đế này, có lẽ là vì ông muốn bảo vệ người vợ mà mình rất mực yêu thương là Tiền hoàng hậu.
Mặc dù là mẫu nghi thiên hạ như Tiền hoàng hậu không có con trai. Khi đó con trai Chu quý phi là Chu Hiến Thâm đã được lập làm hoàng thái tử.
Việc Tiền hoàng hậu được vua sủng ái đã khiến Chu qúy phi vô cùng tức tối ghen tị. Đã từng có thái giám làm theo sự xúi giục của bà ta đề nghị nhà vua phế bỏ hoàng hậu nhưng bất thành.
Việc này càng khiến nhà vua phải suy nghĩ đến số phận của Tiền hoàng hậu sau khi ông qua đời. Chính vì lẽ đó, Minh Anh Tông đã để lại di chiếu: “định danh phận hậu phi, không tuẫn táng”.
Hoàng đế kế nhiệm Minh Anh Tông là Minh Hiến Tông trước lúc lâm chung cũng một lần nữa nhấn mạnh không được tuẫn táng, biểu thị sự tôn trọng tiên đế.
Nhờ có hai ông vua này kiên trì thực hiện, cuối cùng quy định về tuẫn táng duy trì từ đầu đời Minh đến đây mới chấm dứt.
(Tổng hợp)