Trang tin Sina (Trung Quốc) ngày 13/9 đăng tải một bài viết có tiêu đề: “Phương trượng Thiếu Lâm dan díu với phụ nữ là cơ mật quốc gia” của tác giả Lưu Tuyết Thông.
Bài viết “ra lò” trong bối cảnh, một quan chức cảnh sát ở Trịnh Châu, Hà Nam mới đây vừa bị cấp trên cho tạm nghỉ việc, chờ điều tra vì để lộ những ghi chép tay, ghi lại lời khai của sư Thích Vĩnh Tín và một người phụ nữ từ năm 2004.
Nếu đây không phải là “cao chiêu” của cảnh sát, thì thông tin trên đồng nghĩa với việc những lời tố cáo Phương trượng Thiếu Lâm dan díu với phụ nữ từ cách đây 10 năm là có căn cứ.
Những ghi chép tay của công an liên quan đến vụ Thích Vĩnh Tín bị lộ ra bên ngoài.
Tuy nhiên, vấn đề đáng nói hơn nằm ở chỗ, khi những chất vấn viết tay, nhằm điều tra sư chủ trì Thiếu Lâm có ngủ với phụ nữ hay không trở thành “cơ mật quốc gia”, cái gọi là công bằng, chính nghĩa nên được hiểu là dành cho toàn dân hay chỉ cho một bộ phận dân chúng?
Một người phụ nữ đã “lên giường” với Thích Vĩnh Tín bị đương sự (cũng là một phụ nữ) tố cáo. Sự việc này thuộc loại nào trong những cái lâu nay vẫn được gọi là “cơ mật quốc gia”?
Trong khi Phương trượng Thiếu Lâm bị tố ngủ với phụ nữ vẫn chưa bị điều tra, những bê bối liên quan đến vị “đại sư” này cũng chưa được làm rõ, người để lộ những tình tiết vụ việc này ra ngoài đã ngay lập tức bị đình chỉ công tác và tất nhiên, mọi chuyện chưa dừng lại ở đó.
Đây là một vở kịch mà một nhà biên kịch có sức tưởng tượng phong phú cỡ nào cũng khó có thể tưởng tượng ra.
Từ những động thái mới nhất liên quan đến vụ lùm xùm của Thích Vĩnh Tín, dường như những ghi chép tay bị lộ ra ngoài nói trên đúng là “cơ mật quốc gia” và tất nhiên, người để lộ thông tin phải bị trừng phạt.
Tư duy theo hướng này, vở kịch vừa diễn ra cho thấy, cái gọi là “cơ mật quốc gia” chân chính giờ đây không còn là những tập hồ sơ, tư liệu.
Thay vào đó, nó là nội dung những lời khai của các bên liên quan trong một vụ tố tụng, không được phép để người ngoài biết đến, hay nói cụ thể hơn, là bí mật giữa Phương trượng Thiếu Lầm và một người phụ nữ.
Việc xử lý quan chức cảnh sát do để lộ thông tin liên quan đến vụ bê bối của Thích Vĩnh Tín đã khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi đối với tính công bằng, chính nghĩa của luật pháp Trung Quốc.
Hơn thế nữa, đảm nhiệm vai trò giữ kín bí mật này, lại là một cơ quan chấp pháp có chức năng duy trì trật tự, chính nghĩa và công bằng xã hội.
Theo luật pháp mà nói, khi người báo án lấy thân phận người bị hại xuất hiện tại cơ quan công an, “cơ mật quốc gia” này không còn là hành vi đạo đức riêng của đương sự, mà đã hình thành nên vấn đề có phạm tội hay không.
Và tất nhiên, vấn đề này cần được làm sáng tỏ theo đúng phát luật. Tuy nhiên, viên cảnh sát tiếp nhận vụ án này không thể ngờ được rằng, việc đẻ lộ thông tin vụ việc vốn dĩ chẳng cần phải che đậy này, lại khiến ông ta trở thành người bị điều tra.
Pháp luật của một nước được chấp hành một cách có chọn lọc đến mực này, cái gọi là chính nghĩa, công bằng chẳng qua chỉ là những lời nói sáo rỗng, có cánh mà bất cứ ai cũng có thể mặc sức thêu dệt.
Mối quan hệ giữa Thích Vĩnh Tín với một phụ nữ vốn dĩ có thể truy ra dựa trên các bằng chứng nhưng có thể trở thành “cơ mật quốc gia” và bị che đậy đến tận hôm nay, rõ ràng sau lưng ông ta có một thế lực rất lớn. Đây là điều không khó đoán.
Điều này cũng chứng minh rằng, vì sao trải qua vô số lần đứng trước “sóng lớn” thị phi, chủ trì Thiếu Lâm Tự vẫn chưa bị điều tra.