Ý tưởng tổ chức một ngày kỷ niệm để tôn vinh các thầy cô giáo xuất hiện trên thế giới từ thế kỷ 20. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại chọn một ngày riêng để thể hiện lòng biết ơn với "người cha, người mẹ thứ hai".
Tại Việt Nam, tổ chức Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (FISE), trong đó Công đoàn giáo dục Việt Nam là một thành viên, đã kiến nghị lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo" trong kỳ họp Quốc hội năm 1958 và đã được chấp thuận.
Ở Ấn Độ, ngày Nhà giáo là ngày 5.9. Đây là ngày sinh của thủ tướng thứ hai của Ấn Độ, nhà triết học, Tiến sĩ Radhakrishnan.
Đặc biệt trong ngày này, ngoài các hoạt động kỷ niệm, tôn vinh các thầy cô giáo, nhà trường còn tổ chức cho các học sinh, sinh viên đảm nhiệm việc dạy học để trải nghiệm công việc ý nghĩa này.
Một bưu thiếp chúc mừng Ngày Nhà Giáo tại Ấn Độ
Ở Anbani, Ngày Nhà Giáo là ngày 7.3 và cũng là ngày Trường học đầu tiên được mở tại Albania năm 1867 tại một thành phố thuộc tỉnh Korca. Trong khi đó, Brazil lấy ngày ký Sắc lệnh điều chỉnh các trường tiểu học 15.10.1963 là ngày Nhà giáo.
Ngày Nhà giáo không được tổ chức rộng rãi ở Hàn Quốc trong giai đoạn 1973-1982.
Sau năm đó, bắt nguồn từ việc một nhóm thanh niên là thành viên của Hội Chữ thập Đỏ đến thăm các thầy cô giáo cũ đang ốm tại một bệnh viện, Ngày Nhà giáo Hàn Quốc được chính thức ấn định vào 15.5 hàng năm.
Vào năm 1944, Ryan Krug, một giáo viên ở Winconsin đã đề nghị với các nhà lãnh đạo chính trị giáo dục rằng nước Mỹ cần có một ngày lễ vinh danh các thầy cô giáo.
Thầy giáo Woodbridge đã viết thư cho tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ngài Eleanor Roosevelt và đến năm 1953 tiếp tục thuyết phục Quốc hội Mỹ lập một ngày lễ tôn vinh các giáo viên.
Tổ chức giáo dục Liên bang (NEA) cùng với các bang Kansas và Indiana liên kết với thành phố Dodge ở Kansas sau đó đã tiến hành một cuộc vận động lớn cho việc thành lập một ngày lễ tôn vinh các giáo viên Mỹ.
Cuối cùng thì Quốc hội đã quyết định tổ chức một ngày lễ tôn vinh các thầy cô giáo vào ngày 7.3.1980.
NEA và các đồng minh của họ thì lại xem ngày Thứ Ba đầu tiên của tháng 3 là ngày Nhà giáo cho đến năm 1985, khi PTA - Hiệp hội cha mẹ học sinh - tuyên bố Tuần Nhà giáo Hoa Kỳ là tuần đầu tiên của tháng Năm.
Hội đồng Đại diện của NEA sau đó đã bầu cho ngày Thứ Ba của tuần ấy trở thành ngày Nhà giáo.
Vào ngày 7.9.1976, bang Massachusetts đã quyết định ngày 11.9 là ngày Nhà giáo của bang.
Trên thực tế, ngày Nhà giáo của bang thường được tổ chức vào ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng Sáu, và tuần lễ chứa ngày này được gọi là Tuần Nhà giáo của bang.
Một bưu thiếp mừng Ngày Nhà Giáo tại Hoa Kỳ
Trước sự kiện Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc, Ngày Nhà giáo của Hương cảng được tổ chức vào ngày 28.9 theo truyền thống của Đài Loan từ năm 1950.
Sau khi được trao trả về cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1997, Hồng Kông tổ chức ngày Nhà giáo vào gày 10.9.
Theo Tuyên cáo số 479 của Tổng thống Philippines ngày Nhà giáo Philippines được tổ chức vào ngày 5.10 tượng trưng cho 50 vạn thầy cô giáo trong cả nước.
Tại đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, ngày Nhà giáo là ngày 24.11 là ngày mất của nhà Lãnh tụ Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa Kemal Atatürk, tổng thống đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ, người đã luôn luôn cho rằng thế hệ mới sẽ được tạo ra bởi các thầy cô giáo.
Đồng thời Atatürk còn được người dân Thổ tôn vinh là Người thầy đầu tiên do ông đã có công lớn trong việc tạo ra bảng chữ cái mới cho nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1923.
Đất nước Đài Loan, Ngày Nhà giáo được tổ chức vào ngày 28.9 hàng năm để kỷ niệm ngày sinh của Khổng Tử, người thầy đáng kính của nền giáo dục Trung Hoa cổ điển.
Từ năm 1994. UNESCO đã quyết định chọn ngày 5.10 hàng năm là ngày Giáo viên thế giới.
Và từ đó, đã có hơn 20 quốc gia đã chọn ngày này làm Ngày Nhà Giáo quốc gia như: Armenia, Azerbaijan, Bulgaria, Canada, Estonia, Đức, Lithuania, Macedonia, Maldives, Mauritius, Cộng hòa nhân dân Moldova, Hà Lan, Pakistan, Philippines, Kuwait, Qatar, Romania, Nga, Serbia và Anh Quốc.