Giải mã những câu hỏi lớn về người đàn bà đẹp Tống Mỹ Linh

Thiên An |

Tống Mỹ Linh sống qua ba thế kỷ và ra đi ở tuổi 106 mà không để lại bất kỳ ghi chép nào, không con cái, không tài sản.

Khoản chi khổng lồ ở Mỹ do chính quyền Đài Loan chi trả

Mỹ Linh là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc hiện đại. Sinh năm 1897 tại Thượng Hải, qua đời năm 2003 tại Mỹ ở tuổi 106, bà là chứng nhân quan trọng của lịch sử cận đại và hiện đại Trung Quốc.

Bà có một vị thế đặc biệt: là phu nhân của Tưởng Giới Thạch, người lãnh đạo Quốc dân Đảng Trung Quốc thay thế Tôn Trung Sơn, nắm giữ chính quyền ở Trung Quốc.


Bà Tống Mỹ Linh tại Niu Y-oóc sinh nhật 100 tuổi

Bà Tống Mỹ Linh tại Niu Y-oóc sinh nhật 100 tuổi

Mỹ Linh là người con thứ 4 trong số 6 người con của gia đình ông Tống Diệu Như - một thương gia kiêm nhà truyền đạo Cơ đốc.

Người anh cả, Tống Tử Văn, là một thương nhân rất thành đạt, từng được liệt vào danh sách những người giàu nhất thế giới.

Ông nắm giữ chức Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính và Ngoại trưởng trong chính quyền Tưởng Giới Thạch ở những thời kỳ khác nhau.

Hai người chị là Tống Ái Linh và Tống Khánh Linh, vốn nổi tiếng vì sắc đẹp và các cuộc hôn nhân với những người đàn ông có ảnh hưởng lớn nhất tại Trung Quốc thời kỳ trước Thế chiến II.

Thời gia ở Mỹ, Tống Mỹ Linh sống tại Long Island, NewYork trong một tòa nhà hai tầng. Năm 1998, căn nhà được bán đấu giá với số tiền 3 triệu USD.

Theo lý giải của người mua, họ thích những cổ vật và các bức thư họa quý giá trong nhà. Đó là những thứ có giá trị quý giá gấp bội lần so với căn hộ.

Những năm cuối đời, Tống Mỹ Linh sống tại Mahattan trong một dinh thự nhà họ Khổng.

Không muốn an tang ở Đài Loan

Gần đến ngày kỷ niệm sinh nhật lần thứ 106, do tình hình sức khỏe của bà Tống Mỹ Linh đã xấu đi, cho nên khi ấy đã có rất nhiều thông tin về chuyện hậu sự của bà phát tán ra ngoài.

Những tin tức ấy đều chưa được chứng thực và một điều đã được khẳng định, đó là bà hy vọng sau khi mình chết không đưa về Đài Loan an tang mà không có một lời giải thích nào. Nhiều người đã lý giải quyết định đó của bà bằng những lí do sau:

Thứ nhất: Bà Tống Mỹ Linh là một người rất sùng tín đạo Cơ đốc, trước đó đã từng biểu thị, tất cả đều giao cho Thượng đế, sau này bản thân sẽ không theo Tưởng Giới Thạch an táng tại Đài Loan.

Thứ hai là Tống Mỹ Linh hy vọng "lá rụng về cội". Bởi vì nghĩa trang họ Tống đặt tại Thượng Hải, ngoài mộ phần của Tống Khánh Linh, chị hai trong ba chị em họ Tống, cha mẹ của ba chị em họ Tống cũng đều an táng tại đây.

Bởi vậy, có người suy đoán, bà Tống Mỹ Linh có thể lựa chọn sau khi qua đời, bà có thể yên ngủ lâu dài bên cạnh cha mẹ tại nghĩa trang họ Tống tại Thượng Hải.

Thứ ba: Trong một tờ báo, giới Hoa Kiều ở Niu Y-oóc (Mỹ) đưa tin rằng, Tống Mỹ Linh đã mua xong một phần mộ tại đây, làm nơi an táng mình.

Do bà Tống Mỹ Linh đã từng nói rõ sau khi chết muốn an táng tại Niu Y-oóc, nghĩa trang Phin-cơ Ri-vơ (Fink Reeve) tại bang Niu Y-oóc Thượng đã chuẩn bị tốt phần mộ nội thất của bà Tống Mỹ Linh.

Kiên trì ở Mỹ để “lảng tránh” đau thương

Là một người không mấy mặn mà với nước Mỹ nhưng ngày 21/9/1991, bà Tống Mỹ Linh lại một lần nữa rời khỏi Đài Loan, sang Niu Y-oóc và sống đến cuối đời ở đất nước giàu có này.

Hơn nữa, từ sau năm 1978, Tống Mỹ Linh thị lực, thính lực suy thoái nghiêm trọng, bác sĩ cho rằng khí hậu của Đài Loan không thích nghi với bà, mà khí hậu ở Niu Y-oóc tương đối thích hợp.

Tống Mỹ Linh đã từng bị coi là “người tượng trưng tinh thần cuối cùng của gia tộc họ Tưởng”, bà đi Mỹ chuyến này coi như viết dấu chấm hết về sự ảnh hưởng của gia tộc họ Tưởng trên chính trường Đài Loan.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại