Giải mã "điều kiện" cho phép người tu hành ở Nhật có thể kết hôn

Diệp Anh |

Tại đất nước Nhật Bản, các nhà sư vẫn được phép lấy vợ. Điều này chắc hẳn làm cho không ít người tò mò.

Việc các nhà sư Nhật Bản có thể cưới vợ được cho là bắt nguồn từ tiền lệ của sư tổ Shinran thuộc phái Jodo Shinshu. Vị sư tổ này kết hôn với  một người phụ nữ tên là Eshinni, sống cuộc đời nửa tu hành nửa truyền giáo.

Giáo phái Jodo Shinshu được hậu duệ của Shinran đời đời lưu truyền về sau. Theo một số ghi chép trong “ Shinran mộng ký” có giải thích tại sao vị sư tổ này lấy vợ.

Năm 1201, Shinran 29 tuổi. Một hôm, khi nằm ngủ bên trong phật đường lục giác, ông nằm mơ mình gặp quan âm cứu thế dưới hình hài một hòa thượng.

Vị quan âm nói: “Vì nghiệp duyên kiếp trước mà kiếp này ngươi nhất định sẽ phải phạm đến sắc giới. Vậy nên ta sẽ hóa thân thành một nữ tử xinh đẹp, kiếp này ở bên trấn áp ngươi, khi mất ta sẽ dẫn ngươi đến cõi tây phương cực lạc.”


Phu nhân của Shinran - cao tăng, người sáng lập Tịnh độ chân tông của Phật giáo Nhật Bản.

Phu nhân của Shinran - cao tăng, người sáng lập Tịnh độ chân tông của Phật giáo Nhật Bản.

Thực hư của giấc mơ lạ này không ai lý giải được. Nhưng Shinran cũng không phải là hòa thượng Nhật Bản đầu tiên lấy vợ.

Đến với Kyoto, người ta sẽ nhất định phải đến thăm một trong những thẳng cảnh nổi tiếng, đó là đền thờ Iwashimizu Hachimangu. Vào thế kỷ 10, đã có tăng lữ lấy vợ và sống trong từ quan của đền.

Mỗi đền chùa tại Nhật Bản giống như một gia đình riêng, tự quản chế về kinh tế, quyền lực. Con cháu của các đền chùa nên duyên với nhau càng làm củng cố địa vị và thế lực của hai bên.

Sử gia phật học Taira Masayuki của Nhật Bản đã chỉ ra rằng, trước thời Shinran, ở Nhật có một tăng lữ khác không những lũng đoạn chính trị mà còn là sư tổ của phái Thiên Đài Tông An cư viện.

Ông có 10 người con, trong đó có hai con với hoàng hậu. Việc này vỡ lở khi Thiên hoàng NijoTenno băng hà. Tuy vậy vị sư tổ chưa bao giờ phải bị khép tội.

Truyền nhân của An Cư Viện ngoài quan hệ thầy trò thông thường họ còn có chung huyết thống cha con. Loại hình cha truyền con nối này cũng không hiếm gặp trong phật giáo Nhật Bản.

Ti sao hòa thượng Nht lài ly v?

Thời Heian (794- 1185), Nhật Bản đã từng tiến hành lệnh ngăn cấm tăng lữ kết hôn. Tuy nhiên về sau, do việc thu thuế gắn theo hộ tịch bị bãi miễn và việc quản lý bị buông lỏng, việc hòa thượng ni cô lập gia đình ngày càng trở nên phổ biến.

Hệ quả là các chùa chiền, thần điện đâu đâu cũng có những vị tăng, sư, thánh, nửa tu nửa tục, biến những chốn linh thiêng u tịch trở thành “xuất thế”, giống như mô hình những hộ gia đình.

Trong đền chùa cũng phân cấp thành 3 tầng lớp rõ rệt, từ lớp thượng, trung cho đến lớp hạ tầng. Các đền chùa khác nhau có cách phân chia khác nhau.

Tầng lớp tăng lữ cao nhất được thừa hưởng quan chức, danh hiệu, tài sản  theo mô hình cha truyền con nối. Họ nắm lượng lớn tài sản, nhà đất, trang viên...

Cũng từ việc việc phân hóa tầng lớp rõ rệt nên việc lấy vợ ở những tăng lữ cấp trung và cấp dưới cùng diễn ra phổ biến hơn cả.

Một số ngôi đền trên núi ở Kyodo vẫn lưu giũ không gian thanh tịnh không dung nạp phàm tục nhưng “phiên bản” đền dưới núi lại hoàn toàn khác. Những ngôi đền này nắm mạng lưới kinh tế rộng lớn, thu hút nhiều môn đồ với nguồn lực tài chính vững chắc.

Do các ngôi đền thuộc giai cấp dưới buộc phải tự mình kinh doanh làm ăn nên họ buộc phải ‘nhập thế’ nửa tu nửa tục.

Hiện tượng lấy vợ sinh con không chỉ bắt gặp ở tầng lớp hòa thượng cấp dưới mà ngay cả tăng lữ quý tộc cấp cao. Trụ trì của chùa Kofukuchi ở thành phố Nara trước kia sinh được một trai một gái.

Người con trai sau cũng làm hòa thượng còn người con gái được đưa vào cung hầu hạ Thiên hoàng Gotba Tenno.

Ngoài ra, người Nhật Bản còn ghi chép lại chuyện một vị cao tăng tại chùa Todaji ở thành phố Nara sau khi mất đi đã để lại một cuộc tranh chấp tài sản giữa vợ và bốn người con trai.

Từ thời đại Heian về sau, tầng lớp tăng lữ coi trọng trí tuệ, xem nhẹ các giới luật nhà Phật và việc thiền tịnh, đó cũng là một trong những nguyên nhân giải thích cho việc hòa thượng Nhật Bản lập gia đình. Thời điểm đó “thanh tăng” không lấy vợ rất ít.


Hiện tượng nhà sư lấy vợ cho đến nay đã trở thành điều không còn mới lạ ở Nhật Bản. Một phần nguyên nhân xuất phát từ việc đền, chùa ở đây phải làm kinh tế để duy trì sự tồn tại và phát triển.

Hiện tượng nhà sư lấy vợ cho đến nay đã trở thành điều không còn mới lạ ở Nhật Bản. Một phần nguyên nhân xuất phát từ việc đền, chùa ở đây phải làm kinh tế để duy trì sự tồn tại và phát triển.

Hòa thượng ti gia chiếm s đông

Việc định nghĩa rõ ràng về vãi và sư ở Nhật Bản là rất khó. Giống như khái niệm luật giới rất mơ hồ. Nhiều tăng lữ tu tại gia tự xưng là vãi và họ có lấy vợ hay không, không chịu sự quản lý của cơ chế tôn giáo nhà nước.

Những người tu tại gia không cần thiết phải lên chùa tu hành, vẫn sống ở nhà nắm mọi quyền hành trong gia đình như người bình thường. Đương nhiên họ có thể lấy vợ.

Những quan chức đứng đầu triều đình như Fujiwara no Michinaga,Kujo Michiie hoặc như Thiên hoàng  Go Shirakawa đều là những người tu tại gia.

Tịnh chung lại thì dù cho tu hành ở đền chùa hay ở nhà, tăng lữ Nhật Bản đại đa số đều lấy vợ sinh con.

Các học giả còn phát hiện, trong nhiều phật điện tại Nhật Bản vẫn có những khu nhà ở cho tăng lữ. Sư sãi ở phía nhà phía đông, ni cô ở nhà phía tây niệm phật, thậm chí còn có hiện tượng tăng ni ở chung với nhau.

Về phần ni cô, khi họ có thai sẽ về nhà mẹ đẻ sinh con xong tiếp tục quay lại chùa để tu hành.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại