Giải mã địa danh "tiền vào như nước'' chốn kinh đô Thanh triều

Trần Quỳnh |

Những yếu tố đặc biệt về phong thủy của Cung Vương phủ đã khiến nơi đây trở thành phủ đệ của những bậc trọng thần nổi tiếng Thanh triều, trong đó có đại tham quan Hòa Thân.

Cung vương phủ nằm ở phía tây bắc Thập Sát Hải (Bắc Kinh – Trung Quốc). Đây là tòa kiến trúc điển hình cho kiểu nhà vương phủ hoa viên với lối kiến trúc xây theo trục đối xứng, kết cấu rất cân đối, hài hòa.

Được xây dựng vào đầu thế kỷ XVIII, tòa phủ đệ này là vương phủ nhà Thanh được bảo toàn hoàn hảo nguyên vẹn nhất tại Bắc Kinh.

Nơi đây được ví như “Viên minh châu của Thập Sát Hải”. (Thập Sát Hải là tên gọi của một chuỗi các ao hồ trong nội thành Bắc Kinh).


Cung Vương phủ từng là nơi ở của đại tham quan Hòa Thân.

Cung Vương phủ từng là nơi ở của "đại tham quan" Hòa Thân.

Dưới thời Càn Long tại vị, tòa kiến trúc này là nơi ở của “Đệ nhất tham quan” Thanh triều – Đại học sĩ Hòa Thân. Càn Long năm thứ 41, (tức năm 1776 Tây lịch), quân cơ đại thần Hòa Thân cho xây phủ đệ , lúc bấy giờ đặt tên là "Hòa đệ" (tức phủ nhà họ Hòa).

Vào năm Hàm Phong thứ nhất (năm 1851), Cung Thân vương Dịch Hân – đại thần trọng yếu của Thanh triều lúc bấy giờ – trở thành chủ nhân đời thứ ba của vương phủ.

Sau khi tiếp quản, Dịch Thân vương cho đổi tên phủ đệ thành Cung Vương phủ. Tên gọi này được sử dụng cho tới ngày nay.

Phía sau Cung Vương phủ có một hoa viên được bài trí đặc sắc, tên gọi là “Tụy Cẩm viên”, diện tích lên tới 30.000 mét vuông. Ba mặt phía đông, tây, nam của “Tụy Cẩm viên” giáp với hệ thống giả sơn (núi nhân tạo) xây hình theo hình móng ngựa.


Một góc của Tụy Cẩm viên bên trong phủ Hòa Thân.

Một góc của "Tụy Cẩm viên" bên trong phủ Hòa Thân.

Phía bên trong hoa viên được bài trí vô cùng tinh xảo. Nơi đây từng là bối cảnh của các bộ phim nổi tiếng như “Hoàn Châu cách cách”, “Tể tướng Lưu Gù”, “Vương triều Ung Chính”.

Cũng có học giả cho rằng: “Tụy Cẩm viên” là nguyên mẫu cho “Đại Quan viên” nổi tiếng trong “Hồng lâu mộng.” Tại Bắc Kinh, Tụy Cẩm viên là điểm đến hàng đầu cho khách du lịch, cũng là địa điểm nằm trong danh sách “văn vật bảo vệ trọng điểm cấp quốc gia.”

Về Cung Vương phủ, nhà lịch sử - địa lý học Hầu Nhân Chi từng nhận định: “Một tòa Cung vương phủ, nửa bộ sử Thanh triều.”

Chính sử nhà Thanh lại miêu tả nơi đây có “Nguyệt Nha sông nhiễu trạch như long bàn, Tây Sơn viễn vọng như hổ cứ.” (Sông Nguyệt Nha ôm lấy tựa như rồng cuộn, núi Tây Sơn nhìn vào giống như hổ ngồi).

Xét về yếu tố phong thủy, Cung vương phủ nằm ở mảnh đất có địa thế tuyệt hảo trong kinh thành.

Bắc Kinh từ xưa vốn có hai long mạch: một là “thổ long” (long mạch trong lòng đất), hai là “thủy long” (long mạch trong lòng sông). Theo đó, Cố cung được xây dựng trên vị trí của “thổ long”.

Còn “thủy long” trong kinh thành là một đường giữa Hậu Hải và Bắc Hải. Mà Cung vương phủ nằm trên đường nối liền hai nơi này, chính là nằm trên long mạch, nên có phong thủy tốt vô cùng.


Cung Vương phủ nằm trên thủy long - một trong hai long mạch chính của thành Bắc Kinh.

Cung Vương phủ nằm trên "thủy long" - một trong hai long mạch chính của thành Bắc Kinh.

Cố nhân xưa ví tiền tài giống như nước, mà Cung Vương phủ lại nằm ở nơi “tứ phía đều thấy nước”.

Hồ lớn nhất tại đây có tên là Tâm Đình, được dẫn nước từ hồ Ngọc Tuyền chảy vào. Hơn nữa dòng nước này lại “nội nhập bất ngoại lưu” (chỉ chảy vào mà không chảy ra). Đây chính là hướng “tiền vào như nước” theo cách giải thích của phong thủy.

Nhiều vĩ nhân của Trung Quốc như “thập đại nguyên soái” hay Quách Mạt Nhược đều là người ở các vùng xung quanh Cung Vương phủ. Không chỉ tài năng xuất chúng, những người này đều sống rất thọ.

Dân gian còn lưu truyền giai thoại: nơi có nhiều người sống thọ nhất ở Bắc Kinh là khu vực phụ cận Cung Vương phủ. Bởi vậy, nhiều người tin rằng nơi đây là một khối “phong thủy bảo địa.”

Hầu hết các vương phủ đều có hậu hoa viên. Nhưng trải qua nhiều biến cố lịch sử, kiến trúc của các tòa phủ đệ này đã không còn nguyên vẹn. Chỉ có Cung Vương phủ là còn lưu lại toàn vẹn nhất cách bố trí tinh tế của một Vương phủ chuẩn mực thời nhà Thanh.

Chỉ riêng nhận định “một tòa Cung Vương phủ, nửa bộ sử Thanh triều” của Hầu Nhân Chi cũng đủ để hậu thế thấy được địa vị và ý nghĩa của tòa kiến trúc này.

Năm đó, Cung Thân vương Dịch Hân đã từng triệu tập trăm thợ giỏi để dung hòa kiến trúc “Giang Nam lâm viên” với kiến trúc phương Bắc, sau đó lại kết hợp kiến trúc Tây phương với kiến trúc Trung Hoa để làm thành lâm viên.

Vị Thân vương này còn đầu tư cho hệ thống giả sơn, cây rừng… chủng loại đa dạng, phong phú. Nâng tầm một hoa viên trở thành lâm viên, lại dung hòa của nhiều loại kiến trúc nên tòa vương phủ này được đánh giá rất cao về phương diện nghệ thuật.

Kiểu thiết kế độc đáo này có thể lý giải phần nào cho việc lượng du khách tới đây vô cùng đông đúc.

Nhưng trên thực tế, đa số những người đến đâu không phải vì muốn tìm hiểu lịch sử Thanh triều, cũng không phải vì kiến trúc lâm viên, mà hầu hết đều tìm đến nơi này vì sức hút của cái tên “Hòa Thân”.

Dưới đây là một số công trình bên trong Cung Vương phủ, được xây dựng, hình thành dựa theo những tính toán rất kỹ về mặt phong thủy:

“Phúc tự bia”

Trong hoa viên Cung Vương phủ có một hang động bí mật cất chứa một tấm bia có chữ “Phúc”. Chữ “Phúc” này được đích thân Thánh tổ Khang Hy Hoàng đế ngự bút.


Cận cảnh Phúc tự bia có bút tích của Hoàng đế Khang Hy.

Cận cảnh "Phúc tự bia" có bút tích của Hoàng đế Khang Hy.

Sinh thời, Khang Hy là một bậc thầy về nghệ thuật thư pháp, nhưng rất ít khi viết đề tự. Chính vì vậy, nên chữ “Phúc” này vô cùng đáng quý.

Không chỉ sở hữu cấu tứ xảo diệu, nét bút cứng cáp, bản thân chữ “Phúc” này còn khi phân giải ra còn mang nghĩa là “đa điền, đa tử, đa tài, đa thọ” (nhiều đất, nhiều con, nhiều tài, sống thọ). Đó cũng là lý do vì sao “Phúc tự bia” được mệnh danh là “chữ Phúc đẹp nhất thiên hạ.”

Nhiều người còn cho rằng nếu được chạm tay vào “Phúc tự bia” còn có thể được hưởng phúc thọ dài lâu. Chính vì vậy điểm đến hang động trong hoa viên phủ Hòa Thân đã trở thành mục tiêu quan trọng hàng đầu của du khách khi ghé thăm Cung Vương phủ.

"Độc nhạc phong"

Đối diện cửa chính của hoa viên là một hòn đá Thái Hồ cao tầm 5 mét. Không chỉ dùng để tô điểm thêm cho cảnh sắc, các chuyên gia về lâm viên cho rằng hòn đá này còn có tác dụng như một tấm bình phong.


Hòn đá Độc nhạc phong nổi tiếng của Cung Vương phủ.

Hòn đá "Độc nhạc phong" nổi tiếng của Cung Vương phủ.

Hòn đá có tên “Độc nhạc phong”, cũng có thể hiểu là “Độc nhạc viên”. Khi ngẩng đầu lên, người ta chỉ thấy hai chữ “nhạc phong”, còn chữ “Độc” ẩn vào phía trên đỉnh.

Hòn đá này trải qua nhiều gió sương đã bị bào mòn không ít, tạo thành những vòng xoáy mềm mại như nước, dáng dấp thanh thoát như mây trời. “Độc nhạc phong” ngày nay không chỉ nhuốm màu cổ xưa trang nhã, mà còn sở hữu vẻ đẹp tự nhiên có đủ tình thơ ý họa.

Bức thính

Cuối hoa viên trong Cung Vương phủ có một tòa kiến trúc rất đặc biệt. Tòa nhà này sở hữu hình dáng giống hình con dơi tung cánh lên bầu trời, vì vậy được gọi là “bức thính” (tòa lầu hình còn dơi). Tên gọi này còn có dụng ý cầu phúc.


Nhìn từ hướng nào cũng thấy Bức thính có hình dáng giống con dơi vươn cánh bay lên bầu trời.

Nhìn từ hướng nào cũng thấy "Bức thính" có hình dáng giống con dơi vươn cánh bay lên bầu trời.

“Bức thính” nhìn từ bốn phía đều thấy hình con dơi, còn có người còn nói rằng: “tòa nhà này từ sáng sớm đều chiều tối đều ngập tràn ánh sáng mặt trời.” Nhờ lối kiến trúc lạ mắt này, nơi đây còn được mệnh danh là “ kiến trúc cổ độc đáo nhất Bắc Kinh.”

“Bức thính” còn là nơi trước kia Dịch Thân vương và các đại thần thường lui tới để bàn việc triều chính. Cháu của Dịch Hân - thư pháp nổi tiếng Phổ Nho (Phổ Tâm Xa) - từng ở tại nơi này vẽ tranh, luyện chữ.

Đại Hý lâu

Đại Hý lâu trong Cung Vương phủ cũng là kiểu mẫu nhà hát hý kịch điển hình ở Trung Quốc.


Bên trong Đại Hý lâu của Cung Vương phủ ngày nay.

Bên trong "Đại Hý lâu" của Cung Vương phủ ngày nay.

Tòa kiến trúc này có diện tích 685 mét vuông, được xây dựng theo kiểu ba vòng khép kín để có được hiệu quả âm thanh tốt nhất. Hậu trường phía nam là phòng thay đồ, hóa trang, phía trước là sân khấu, phía bắc là nơi phục vụ nghỉ ngơi, giải trí của du khách cùng gia đình.

Trước kia, Dịch Thân vương khi chuẩn bị sinh nhật của mình tại nơi này có cho người đốt lửa. Chính vì vậy người trong phủ còn gọi nơi đây là “Noãn lâu” (noãn có nghĩa là ấm nóng).

Minh Đạo trai

Vào những năm cuối triều Thanh, phía trong cửa chính được xây dựng thêm một cửa thùy hoa. Cửa thùy hoa còn được gọi là cửa núm tua – một kiểu cửa trong kiến trúc nhà thời xưa, trên có mái, bốn góc buông bốn trụ lửng, đỉnh trụ chạm trổ sơn màu.


Minh Đạo trai - nơi từng treo Di thần sở của Hoàng đế Khang Hy.

Minh Đạo trai - nơi từng treo "Di thần sở" của Hoàng đế Khang Hy.

Minh Đạo trai là cửa lớn thứ hai nằm ở hậu viện phía tây Cung Vương phủ. Có người còn khẳng định: tấm biển “Di Thần sở”do đích thân Khang Hy Hoàng đế ngự bút từng được treo tại nơi này.

Sự đớn hèn của nhà Thanh và cái chết của vị ký giả đầu tiên ở TQ Sự đớn hèn của nhà Thanh và cái chết của vị ký giả đầu tiên ở TQ

Từ lúc vào cung cho tới khi nắm quyền, Từ Hy đã thanh trừng không ít kẻ thù, cũng đã giết vô số người. Nhưng có thể khẳng định giết ký giả Thẩm Tẫn là quyết định bị lên án nhất trong cuộc đời Tây Thái hậu.

Nhờ một chén thuốc sinh non, Từ Hy Thái hậu có được cả thiên hạ Nhờ một chén thuốc sinh non, Từ Hy Thái hậu có được cả thiên hạ

Chén thuốc sinh non của mẹ chồng đổi lấy cho Từ Hy quyền điều hành cả thiên hạ, nhưng lại trở thành hậu họa diệt vong cho cả vương triều Đại Thanh.

Bí ẩn địa cung có âm binh canh giữ của Tần Thủy Hoàng Bí ẩn địa cung có "âm binh" canh giữ của Tần Thủy Hoàng

Về địa cung trong lăng mộ của Tần vương, có giai thoại kể lại rằng: Bên dưới có “âm binh” canh gác.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại