Cũng giống như ở Việt Nam, người Trung Quốc đã duy trì phong tục đi tảo mộ vào tiết Thanh minh từ hàng trăm năm qua.
Thế nhưng, không chỉ đơn thuần là để đi viếng mộ và tưởng nhớ người đã khuất, tiết Thanh minh còn được coi là một dịp lễ ở nước này, khi nhiều cơ quan, trường học đều được nghỉ theo quy định của chính phủ.
Tiết Thanh minh năm nay bắt đầu vào ngày thứ Hai đầu tuần, nên người Trung Quốc được nghỉ 3 ngày liền. Chính vì vậy, nhiều người đã tranh thủ cơ hội đi du lịch ngắn ngày cho khuây khỏa.
Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng lại quá tải như thường lệ, những đoàn người dài dằng dặc chen chúc nhau đi nghỉ lễ tạo nên cảnh tượng đông đúc nghẹt thở không thể thiếu được vào mỗi dịp nghỉ lễ ở đất nước đông dân nhất thế giới.
Tuy vẫn biết Trung Quốc là nước đông dân, vẫn biết người dân nước này cực kỳ thích bon chen đi nghỉ lễ, thế nhưng, khi nhìn thấy những đám đông dường như không còn khe hở, nhiều người vẫn không nén nổi tiếng thở dài ngao ngán.
Tiết Thanh minh là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Nó là một trong số 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.
Theo quy ước, tiết Thanh minh là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5/4 khi kết thúc tiết Xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21/4 trong theo các múi giờ Đông Á khi tiết Cốc vũ bắt đầu.
Đi ngắm cảnh hay đi ngắm người?
Trung Quốc là nước đông dân, và người dân nước này cực kỳ thích bon chen đi nghỉ lễ. Thế nhưng, nghỉ lễ theo kiểu này thì...
Người như nêm trên Vạn Lý Trường Thành.
Bạn sẽ không bao giờ phải bước đi một mình.
Có lẽ, hòa mình vào giữa đám đông chen chúc đã trở thành một "món ăn tinh thần" không thể thiếu được của người dân Trung Quốc vào mỗi dịp nghỉ lễ.