Mặc dù trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua những giai đoạn hôn nhân đồng huyết, cận huyết. Nhưng hậu quả sinh học ảnh hưởng lên những đứa con của các cuộc hôn nhân này đã nhanh chóng cảnh báo con người về sự nguy hiểm của những mối quan hệ này.
Chính vì vây, những bộ luật cấm hôn nhân đồng huyết, cận huyết đã được ban hành từ sớm và được coi như một bước phát triển vượt bậc trong nền văn mình nhân loại.
Tuy vậy, không ít ông vua trong lịch sử Trung Quốc vẫn bất chấp đạo lý chỉ để thỏa mãn ham muốn của bản thân. Dưới đây là danh sách mười vị hoàng đế loạn luân “nổi danh” trong lịch sử quốc gia này.
Hán Huệ Đế Lưu Doanh loạn luân cùng cháu gái
Hán Huệ Đế Lưu Doanh (213 – 188 TCN) là con trai trưởng của Hán Cao Tổ Lưu Bang (vị hoàng đế đầu tiên của nhà Hán).
Chị gái của Lưu Doanh là Lỗ Nguyên công chúa sau này lấy Triệu Vương Trương Ngao, sinh được con gái là Trường Yên (gọi Lưu Doanh là cậu).
Lên 9 tuổi, Trường Yên được Lữ hậu (hoàng hậu của Lưu Bang, thân mẫu của Lưu Doanh) chỉ hôn cho Hán Huệ Đế. Nói cách khác, Hán Huệ Đế phải lấy chính cháu gái ruột của mình làm vợ.
Lưu Doanh cũng cho đó là việc trái với luân thường đạo lý, nên dù đã thành thân cũng cương quyết không ở chung phòng với Trường Yên.
Ba năm sau, Lưu Doanh qua đời ở tuổi 23. Trường Yên lúc đó mới 12 tuổi, trở thành vị hoàng hậu trẻ nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Mộ Dung Hi giết cháu trai, chiếm đoạt chị dâu
Mộ Dung Hi (385 – 407) là hoàng đế thứ tư của nước Hậu Yên, vốn bị coi là một vị vua thất thường và tàn bạo.
Anh trai của Mộ Dung Hi – Mộ Dung Phù là hoàng đế thứ hai của nước Hậu Yên. Trong thời gian anh trai còn tại vị, Mộ Dung Hi đã lén lút qua lại với chị dâu là Đinh Hoàng hậu.
Sau khi Mộ Dung Phù qua đời, con trai của Phù là Mộ Dung Thịnh kế vị.
Để chiếm được ngai vàng, Mộ Dung Hi đã giết cháu trai là Mộ Dung Thịnh để cướp ngôi.
Mặc dù hoàng đế băng hà, nhưng triều đình tiến cử em trai ruột của hoàng đế lên ngôi. Chính Đinh hoàng hậu đã phản đối ý kiến của các vị đại thần, trao lại ngai vị cho Mộ Dung Hi.
(Ảnh minh họa)
Mặc dù lên ngôi nhờ công sức của người tình, Mộ Dung Hi lại nhanh chóng lãng quên vị Đinh Thái Hậu năm nào. Sau khi lên ngôi, Mộ Dung Hi đặc biệt sủng ái chị em họ Phù là Phù Tùng Nga và Phù Huấn Anh.
Đinh thái hậu vô cùng giận dự trước việc Mộ Dung Hi thay lòng đổi dạ, đã bí mật cùng một số đại thần lên kế hoạch đảo chính. Tuy nhiên kế hoạch bại lộ, Đinh thái hậu bị chính người tình mà mình đưa lên ngôi ép phải tự sát.
Sau này binh biến nổ ra, Mộ Dung Hi bị quân phản loạn lật đổ, nước Hậu Yên cũng vì đó mà nhanh chóng lụi bại.
Nam Tống hoàng đế Lưu Tuấn thông dâm với em họ, loạn luân với mẹ ruột
Lưu Tuấn (430 – 464) là một hoàng đế triều Lưu Tống. Năm 24 tuổi, Lưu Tuấn nổi dậy giết chết anh trai Lưu Thiệu (khi đó đang làm hoàng đế) rồi chiếm đoạt ngai vàng.
Sau khi lên ngôi, Lưu Tuấn đã loạn luân với tất cả các con gái của Lưu Nghĩa Tuyên (tức là mối quan hệ loạn luân giữa anh em họ).
Lưu Nghĩa Tuyên khi đó là thống đốc Kinh Châu, cũng là chú ruột Lưu Tuấn. Lưu Nghĩa Tuyên là người có công lớn đưa Lưu Tuấn lên ngôi.
Cũng chính vì hành vi dâm loạn này của Lưu Tuấn mà Lưu Nghĩa Tuyên cùng 100.000 quân đã nổi dậy. Cuộc nổi dậy nhanh chóng bị Lưu Tuấn đàn áp. Vị vua tàn bạo này thậm chí đã thẳng tay giết chết chú ruột cùng 16 người họ hàng có tham gia vào cuộc binh biến này.
Tuy nhiên sự tàn bạo và dâm loạn của vị vua này chưa dừng lại ở đó. Lưu Tuấn thậm chí còn thông dâm cùng mẹ ruột của mình là Lộ Thái hậu.
Trong cuốn “Ngụy thư” có ghi: “Tuấn dâm loạn vô độ, thông dâm cùng Lộ Thái hậu, tiếng xấu vang khắp."
Sách “Nam Sử - Tống Thư” có chép, vào thời Tống Hiếu Vũ Đế thời Nam Triều, “Lộ thái hậu ở Điện Hiển Dương, hoàng thượng thường vào ở tại phòng ngủ của thái hậu vì thế trong dân gian thường đồn đoán chuyện không hay…”
Sau khi Lưu Tuấn qua đời, chính con trai Lưu Tử Nghiệp (cũng là một kẻ dâm loạn) đã chỉ thẳng vào bức họa của cha mình mà nói rằng: “Phụ thân quá mức hiếu sắc, không biết tôn ti trật tự.”
Phế đế Lưu Tử Nghiệp loạn luân cùng dì ruột
Lưu Tử Nghiệp (449 – 465) là hoàng đế cuối cùng của Nam Tống, con trai của Lưu Tuấn. Lưu Tử Nghiệp trời sinh nóng nảy, tính cách phóng đãng, lại vô cùng hiếu sát.
Cô ruột của Lưu Tử Nghiệp là Tân Thái công chúa Lưu Anh Mị.Tân Thái công chúa trước đó đã kết hôn cùng Hà Mại. Nhưng Tử Nghiệp vì quá si mê cô ruột, đã tìm đủ mọi cách đưa Tân Thái công chúa vào công làm thiếp.
Lưu Tử Nghiệp còn có một cô em gái ruột là Sơn Âm công chúa Lưu Sở Ngọc – vị công chúa “đệ nhất háo dâm” trong lịch sử Trung Quốc. Tử Nghiệp thường xuyên mời Sở Ngọc vào cung để tư thông.
Bởi vì tính cách đa dâm hiếu sát của mình, Lưu Tử Nghiệp chỉ tại vị chưa đầy hai năm rồi bị quân đảo chính giết chết khi mới 17 tuổi.
Đường Thái Tông Lý Thế Dân giết em trai, lấy em dâu làm thiếp
Tranh vẽ Đường Thái Tông Lý Thế Dân
Lý Thế Dân ( 599 – 649) được đánh giá là vị vua vĩ đại của nhà Đường. Để có được ngai vàng, Lý Thế Dân đã ra tay trừ khử anh ruột là Thái tử Lý Kiến Thành và hoàng tử Lý Nguyên Cát, ép vua cha thoái vị nhường ngôi.
Lý Thế Dân thẳng tay thanh trừng những kẻ có ý định chống lại mình. Tuy nhiên trong cuộc thanh trừng đó vẫn còn xót lại một người. Đó là Tề Vương Phu Dương Khuê Mi – vợ của Lý Nguyên Cát (em dâu Lý Thế Dân).
Sau khi Lý Nguyên Cát bị giết, Lý Thế Dân đưa em dâu vào hậu cung của mình. Hành động loạn luân của Đường Thái Tông được coi là mở đầu cho một loạt các cuộc hôn nhân trái với luân thường đạo lý của các vị vua nhà Đường sau này.
Đường Cao Tông Lý Trị tư thông với ái thiếp của vua cha
Đường Cao Tông Lý Trị (628 -683) là con trai của Thái Tông Lý Thế Dân
Ngay khi còn ở ngôi vị Thái tử đã phát sinh mối quan hệ mờ ám cùng ái thiếp của cha mình là Võ Mỵ Nương.
Khi Lý Thế Dân qua đời, Võ Mị Nương có một thời gian đi tu.
Sau này Lý Trị lên ngôi, Võ Mị Nương được đích thân ông đưa lên ngôi Hoàng hậu.
Thực chất, Võ Tắc Thiên – Võ Mị Nương chính là vợ lẽ của Lý Thế Dân. Sử sách đánh giá Lý Trị thông dâm cùng vợ của cha là hành vi trái với luân thường đạo lý.
Đường Huyền Tông Lý Long Cơ lập con dâu làm Quý phi
Lý Long Cơ (685 – 762) là con trai thứ ba của Đường Duệ Tông. Tuổi trẻ cùng sự lên ngôi của ông gắn với công lao giúp đỡ của Thái Bình công chúa.
Về cuối đời, Lý Long Cơ say mê sắc đẹp của Dương Ngọc Hoàn (sau này là Dương Quý Phi) – một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc.
Trước đó, chính Lý Long Cơ đã gả Ngọc Hoàn cho người con trai thứ tám của mình là Lý Mạo. Tuy nhiên sau này, ông lại đưa Ngọc Hoàn (khi đó là con dâu) vào cung và sắc phong làm Quý phi.
Tại thời điểm đó, Lý Long Cơ đã 56 tuổi, còn Ngọc Hoàn chỉ mới 22. Mặc dù là Quý phi, nhưng sự sủng ái của Long Cơ dành cho Ngọc Hoàn chẳng khác gì hoàng hậu.
Dương Quý Phi - 1 trong "tứ đại mỹ nhân" Trung Quốc cổ đại - có mối tình oan trái với Đường Huyền Tông.
Từ khi có Ngọc Hoàn, cuộc sống của Đường Huyền Tông quả đúng như câu thơ trong “Trường hận ca” của Bạch Cư Dị:
“Xuân tiêu khổ đoản nhật cao khởi
Tòng thử quân vương bất tảo triều”
(Tạm dịch: Mùa xuân theo đi chơi xuân, đêm nào cũng là đêm riêng của nàng với vua )
Hậu Lương Thái tổ Chu Toàn Trung loạn luân với con dâu
Chu Toàn Trung (852 – 912) là người lật đổ triều Đường, lập nên nhà Hậu Lương, mở ra thời kỳ “Ngũ Đại Thập Quốc” trong lịch sử Trung Quốc.
Sử cũ đánh giá Chu Toàn Trung là người tàn bạo, coi mạng người như cỏ rác. Chu Toàn Trung có tính hoang dâm vô độ, bất kể là vợ của con nuôi hay con đẻ, nếu đã vừa mắt thì hiên ngang triệu kiến thị tẩm, hành động loạn luân như thú vật.
Chưa dừng lại ở đó, các con trai của Chu Toàn Trung cũng sẵn sàng dâng vợ mình lên vua cha để mong có được ngai vàng.
Con nuôi của Chu Toàn Trung là Chu Hữu Văn đã dâng người vợ xinh đẹp của mình để lấy lòng vua cha. Nhờ vợ được sủng ái trong hậu cung của cha, mà Chu Hữu Văn cũng rất được người cha nuôi này trọng dụng.
Sau này, Chu Toàn Trung bị người con trai ruột thứ al à Chu Hữu Khuê giết chết để cướp ngôi. Khi đó, vị hoàng đế hoang dâm mới tại vị 6 năm, thọ 61 tuổi.
Chu Hữu Văn – kẻ dâng vợ mình cho vua cha – cũng bị Chu Hữu Khuê thẳng tay trừ khử.
Hải Lăng Vương Hoàn Nhan Lượng và khát vọng thành thân với tất cả mỹ nữ trong thiên hạ
Hoàn Nhan Lượng (1122 – 1161) là vị vua thứ tư trong lịch sử nhà Kim.
Vị vua này bị chỉ trích là kẻ hôn quân vô nhân đạo, lâm hạnh bất chấp quan hệ máu mủ.
Câu nói làm nên tên tuổi của ông vua phong lưu này là: “Đời ta có ba việc lớn. Một là quốc gia đại sự, tất cả đều do ta tự quyết. Hai là cầm quân chinh chiến nơi xa. Ba là thành thân với những mỹ nữ nhan sắc tuyệt đỉnh trong thiên hạ.”
Chính vì muốn “thành thân với những mỹ nữ nhan sắc tuyệt đỉnh trong thiên hạ”, mà Hoàn Nhan Lượng không bỏ qua bất kỳ mỹ nhân nào, thậm chí không từ thủ đoạn để thông dâm với em họ, cháu gái, chị dâu, dì ruột,…
Hoàn Nhan Lượng lên ngôi giữa lúc tình hình nội trị còn nhiều bất ổn định. Chính vì vậy, để tránh hậu họa, ông vua này đã ra tay tàn sát nhiều người họ hàng thân thích trong hoàng tộc. Vợ con của những người này nếu đẹp thì được đưa vào hậu cung, còn lại cũng đều bị trừ khử.
Ái Tân Giác La Hoàng Thái Cực sở hữu hậu cung toàn…họ hàng!
Hoàng Thái Cực (1592 – 1643) là con trai của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, và là vị hoàng đế thứ hai của triều Thanh.
Trong “ngũ cung” của Hoàng Thái Cực, các phi tần đều là những người thuộc họ Bác Nhĩ Tề Cẩm của Mông Cổ. Điều đáng ngạc nhiên là trong số đó có ba vị phi tử, luận về vai vế thì một người là cô, hai người còn lại là cháu gái của hoàng đế.
Người cô họ Bác Nhĩ Tề Cẩm được gả cho Hoàng Thái Cực vào năm 1614, sau đó được tôn xưng là Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu, sinh hạ cho vua ba người con gái.
Tiếp đó vào năm 1625, cô cháu gái chỉ mới 13 tuổi của Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu lại được vào cung. Người cháu này sau đó được Hoàng Thái Cực phong làm Vĩnh Phúc Cung Trang Phi.
Chưa dừng lại ở đó, vào năm 1634, một cháu gái khác của Hiếu Đoan Văn Hoàng Hậu, khi đó đã 26 tuổi, lại được nhập cung gả, sau được phong làm Thần Phi.
Những cuộc hôn nhân cận huyết này không chỉ bắt nguồn từ quan niệm của người Mãn Châu, mà còn mang yếu tố chính trị, với mục đích củng cố vương quyền trong tay hoàng tộc.
Tuy nhiên, cũng chính những cuộc hôn nhân này khiến tôn thất thuộc dòng họ Ái Tân Giác La đều có tuổi thọ không cao. Chỉ tính riêng số con cái của Hoàng Thái Cực, đã có 20% hoàng nam, hoàng nữ bị chết yểu.