Đời người ai cũng phải trải qua mất mát: Người thông minh biết cách biến mất mát trở thành đòn bẩy để cải thiện bản thân mình

Bảo Trân |

Những rào cản của cuộc sống có nhiều hình dạng và hình thức khác nhau. Dù bạn đang ở đâu trong cuộc hành trình mang tên "Cuộc đời", là đang ở đỉnh vinh quang hay ở tận đáy của sự thất bại thì chuẩn bị cho mình một "bước lùi" luôn là một kỹ năng mà bạn cần phải học.

Đời người ai cũng phải trải qua mất mát: Người thông minh biết cách biến mất mát trở thành đòn bẩy để cải thiện bản thân mình - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Ina Jang.

Ngay cả những người tưởng chừng đã nắm trong tay tất cả, đã đứng ở đỉnh cao của thành công thì đôi khi vẫn phải đối mặt với những nỗi đau mang tên thất bại và mất mát. Từ mất người thân, mất việc, tai nạn luôn là những điều mà không ai muốn xảy đến với cuộc sống của mình. Nhưng khi chúng xảy ra, hầu hết chúng lại bắt đầu tự đặt cho mình câu hỏi về cuộc sống, về mục tiêu sống và ý nghĩa tồn tại của mình trên cuộc đời này. Mất mát xảy ra luôn kéo theo sự dằn vặt và những nỗi đau. Đây cũng chính là lý do vì sao ta nên học cách đối phó với những nỗi mất mát đó để biết được đôi lúc ta phải học cách từ bỏ để tiến về phía trước.

Chia tay

Muốn tìm kiếm và được gắn bó trong một mối quan hệ vốn là bản chất tự nhiên của con người. Tại một thời điểm nào đó trong đời, chúng ta bỗng nhiên khao khát muốn có một người bạn tri kỷ và nỗ lực xây dựng mối quan hệ với "người đặc biệt" đó. Nhưng vì một mối quan hệ bao giờ cũng cần phải được xây dựng từ hai phía, do đó không phải lúc nào mối quan hệ đó cũng được duy trì lâu dài và trường tồn mãi mãi.

Trải qua thời gian, sự khác biệt giữa hai người lại dần tăng thêm. Các vấn đề và mâu thuẫn xảy ra ngày càng nhiều. Rồi đến một lúc nửa kia cảm thấy sự mâu thuẫn đã đi đến tột cùng và họ quyết định chia tay với bạn. Chắc hẳn rằng bạn sẽ cảm thấy thế giới xung quanh mình như bị sụp đổ và cảm thấy bản thân như đã đánh mất phương hướng của cuộc đời. Mọi thứ bỗng trở nên khác biệt khi mất đi mối quan hệ này, và bạn đang đánh mất đi sự cân bằng của cuộc sống.

Sau đó, bạn bắt đầu tự trách bản thân và luôn nghi ngờ mọi thứ, rồi lại tự đổ lỗi cho bản thân mình. Nhưng mọi chuyện không nhất thiết phải như vậy. Đôi khi, con người ta cần phải trải qua những nỗi mất mát đó để trải nghiệm những đổi thay của cuộc sống này.

Thay vì tự đổ lỗi cho bản thân, bạn hãy thử mở lòng mình ra, gặp gỡ và giao tiếp với những người tích cực, những bạn bè và người thân luôn ủng hộ bạn, đồng thời cũng học cách tha thứ cho chính mình và cả người đã nói lời chia tay với bạn nữa. Hãy coi đó là một kinh nghiệm để bạn trở nên trưởng thành hơn và chờ đợi một người tốt hơn ở quãng đường tiếp theo.

Đời người ai cũng phải trải qua mất mát: Người thông minh biết cách biến mất mát trở thành đòn bẩy để cải thiện bản thân mình - Ảnh 2.

Bị tai nạn

Tai nạn luôn là sự xui rủi mà không bất kỳ ai muốn nó xảy đến trong cuộc sống của mình. Từ lúc bạn rời khỏi giường vào buổi sáng cho đến lúc ngả đầu vào gối khi trời tối, bất kỳ điều gì cũng có thể đến một cách bất ngờ mà bạn không thể nào lường trước được.

Bị thương trong một vụ tai nạn thật ra tỉ lệ xảy ra cao hơn bạn nghĩ rất nhiều. Cho dù đó là một tai nạn xe cộ, tai nạn nghề nghiệp hay bất kỳ điều gì bất chợt ập đến ngoài tầm kiểm soát của bạn, đôi khi có thể khiến cho cuộc sống của bạn bị đảo lộn 180 độ chỉ trong chớp mắt.

Do đó, ai trong chúng ta cũng nên chuẩn bị cho những rủi ro có thể xảy đến với mình. Một trong những cách được nhiều người sử dụng đó là mua bảo hiểm tai nạn cho bản thân và gia đình. Như chúng ta đều biết, các chi phí cho dịch vụ y tế đang ngày một tăng, do đó, việc chuẩn bị trước một khoản tiền để chi trả nếu lỡ xảy ra những tai nạn rủi ro là một trong những lợi ích của việc biết lập kế hoạch cho bản thân.

Đời người ai cũng phải trải qua mất mát: Người thông minh biết cách biến mất mát trở thành đòn bẩy để cải thiện bản thân mình - Ảnh 3.

Người thân "ra đi"

Mất một thành viên trong gia đình hoặc một người mà mình yêu thương là một cú sốc không hề nhỏ sẽ xảy ra trong cuộc sống của bạn. Việc vượt qua những nỗi mất mát này thường vô cùng khó khăn, thậm chí nhiều người còn không biết làm cách nào để có thể xoa dịu nỗi đau đó.

Trải qua những cú sốc như vậy, một số người trở nên chán nản, thu mình lại và hoàn toàn nhìn mọi thứ xung quanh bằng một ánh mắt tiêu cực. Nếu không được kiểm soát, sự đau buồn kéo dài này sẽ có thể bị chuyển thành trầm cảm hoặc thay đổi thế giới quan theo chiều hướng xấu sẽ khiến bản thân mình cũng trở nên xấu đi trong mắt của mọi người.

Đây là lý do vì sao bạn cần phải học cách chăm sóc bản thân khi đối mặt với những nỗi mất mát lớn như vậy. Bài học đầu tiên để vượt qua điều này là bạn phải thể hiện những nỗi đau đớn mà mình đang trải qua. Đừng che giấu chúng chỉ vì bạn sợ bị xem là kẻ yếu đuối. Đau buồn là một khái niệm trừu tượng và sự cảm nhận giữa mỗi người về chúng cũng khác nhau. Đừng cố gắng tỏ ra mạnh mẽ chỉ vì người khác bảo rằng đau buồn là một kẻ thất bại và yếu đuối. Việc dồn nén nỗi buồn sẽ khiến bạn càng trở nên tổn thương nhiều hơn và nó sẽ là trở ngại khiến bạn khó vượt qua những trở ngại trong cuộc sống. Học cách bày tỏ và chia sẻ cảm xúc của mình. Hãy tin rằng chỉ cần bạn chịu bày tỏ, chắc chắn sẽ có người cảm thông và an ủi.

Đời người ai cũng phải trải qua mất mát: Người thông minh biết cách biến mất mát trở thành đòn bẩy để cải thiện bản thân mình - Ảnh 4.

Mất việc

Trong số tất cả những tổn thương về tinh thần trong cuộc sống thì mất việc được xem là tổn thương hàng đầu khiến chúng ta dần trở nên lụi tàn.

Ngay khi vừa mất việc, những nỗi lo lắng về cuộc sống sẽ thi nhau ập đến, bạn bắt đầu lo lắng về các khoản thế chấp, vay ngân hàng, tiền nhà, tiện điện, tiền sinh hoạt… Ngay sau hàng loạt nỗi lo lắng đó là đến quá trình tự trách bản thân. Bạn cảm thấy mình giống như một kẻ thất bại. Đột nhiên, tất cả các kế hoạch đã được định sẵn và bạn vẫn nghĩ mình đang làm tốt đột nhiên trở thành tro tàn, bạn bị mắc kẹt trong suy nghĩ mình đã làm gì sai, rồi mình sẽ phải đi đâu về đâu trong những ngày sắp tới.

Khi mất việc, con người ta rất dễ bị rơi vào tình trạng tuyệt vọng, vùi đầu vào quá khứ và mất đi phương hướng. Nhưng đây không phải là lúc để tự thương hại chính mình. Dù cho đó là lỗi của bạn, là lỗi của công ty hay là do lỗi của nền kinh tế thì quá khứ cũng đã là quá khứ. Bạn cần phải tự nhìn lại bản thân mình, các kỹ năng và lập ra kế hoạch để vượt qua những ngày bị thất nghiệp. Bất kể tuổi tác, kinh nghiệm hay công việc của bạn như thế nào, rồi sẽ luôn có cách để chúng ta tái tạo lại bản thân và tìm thấy tiếng gọi đích thực của mình trong cuộc sống. Hãy giữ cho mình cái nhìn tích cực và đừng bao giờ bỏ cuộc. Cơ hội tiếp theo đang chờ đợi bạn phía trước và tất cả những gì bạn cần làm là ngừng nghi ngờ bản thân và phải không ngừng cố gắng, tái tạo chính mình để bước về nơi cơ hội đang chờ đón bạn.

Sự thất bại đôi khi có thể tàn phá và biến cuộc sống mà ta bỏ công gầy dựng trở thành một đống gạch vụn. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách xử lý và đối mặt với những thất bại đó thì bạn hoàn toàn có thể biến những tình huống éo le kia trở thành cơ hội để phát triển bản thân, trưởng thành hơn và khám phá được những sức mạnh đang tiềm ẩn bên trong chính bạn.

Đời người ai cũng phải trải qua mất mát: Người thông minh biết cách biến mất mát trở thành đòn bẩy để cải thiện bản thân mình - Ảnh 6.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại