Đọc xong câu chuyện này, đừng ngần ngại gửi một lời cảm ơn tới bố!

Trần Quỳnh |

Trên đời này, có bao nhiêu chiếc lá thì bằng vậy lần bố yêu con!

Câu chuyện bắt đầu từ một cuộc điện thoại của người phụ nữ nông thôn gọi cho chồng đang đi làm thuê trên thành phố.

Trong điện thoại, bà giục ông xã rằng con trai 13 tuổi của họ sẽ nhập học vào mùng 2 sắp tới, nhưng đến giờ vẫn chưa nộp 13.000 NDT (khoảng 43 triệu VNĐ) tiền học, còn nhà trường thì đã gọi điện về nhà nhắc nhở.

Trước đó, ông phải đã phải đi một chuyến tới ngân hàng để chuyển tiền cho con trai lớn đang học đại học.

Vậy nhưng, với thu nhập từ tiền chạy xe ít ỏi, ông lo cho bản thân còn chật vật, sao có thể lo xuể cho vợ và hai người con trai?

Đọc xong câu chuyện này, đừng ngần ngại gửi một lời cảm ơn tới bố! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Bấy giờ, ông nhắn tin cho con trai lớn : "Tiền sinh hoạt tháng này bố gửi cho con rồi, ở chi nhánh ngân hàng công thương ngay gần trường con đấy."

Sau đó, ông bổ sung thêm một câu: "Bố đưa con 800 tệ trước, còn 200 tệ đợi mấy hôm nữa bố gửi sau nhé."

Khoảng nửa tiếng sau, không thấy con trai hồi đáp tin nhắn, ông có phần lo lắng, muốn gọi điện thoại nhưng lại sợ con đang bận lên lớp.

Ông càng nghĩ, càng thấy tủi hổ, càng thấy xót con. Tuy không được đi học mấy năm, nhưng ông cũng hiểu bài vở những năm đầu đại học rất nhiều.

Ông liên tục tự hỏi đặt ra hàng loạt câu hỏi, rồi lại chật vật tự tìm câu trả lời trong số những câu hỏi chất chồng ấy. "Lần này chỉ gửi có 800, không biết con trai có đủ dùng không?"; "Con trai đang bận gì, sao lâu như vậy không nhắn tin lại?"; "Hay là vì mình đưa thiếu tiền mà con dỗi rồi ?"

Ông biết rõ hơn ai hết, con trai lớn luôn mang theo điện thoại bên mình, thường xuyên đọc tin nhắn...

Đọc xong câu chuyện này, đừng ngần ngại gửi một lời cảm ơn tới bố! - Ảnh 2.

Trên trái đất này, không có món quà nào ngọt ngào bằng tình yêu thương của người cha cho con mình. (Ảnh: nguồn Internet).

Trong căn phòng tối tăm, nồi cháo loãng đặt trên bếp lò cũ đang sôi, trên nắp đặt một vài cái bánh bao không nhân. Ánh lửa hắt lên chiếc tủ cũ bạc màu, cái ghế kêu kẽo kẹt đã tróc sơn, đổ thành những vệt bóng trải dài trên sàn nhà.

Giữa khung cảnh tranh tối tranh sáng, người đàn ông ấy vẫn miên man trong những suy nghĩ của riêng mình.

Ông như cảm thấy tiếng con trai đang văng vẳng bên tải, giọng đầy trách cứ: "Vì sao bố không thể gửi đủ 1000 tệ cho con luôn chứ?"

Nghĩ vậy, cả người ông bỗng chốc run lên. Ông thu mình ngồi trên đầu giường ẩm ướt, móc trong túi ra một điếu thuốc lá giá rẻ nhất, cầm bật lửa châm lên, hút vài hơi. Khói thuốc lặng lẽ phủ mờ gương mặt già nua của ông, mùi thuốc ngập tràn căn phòng nhỏ u ám.

Ông tự an ủi chính mình: "Mình đâu phải không muốn gửi đủ tiền cho thằng bé…"

Người bố ấy khao khát mỗi tháng đưa cho con trai 2000 tệ để con có thể mua thêm bộ quần áo mới, đôi giày mới. Nhưng tiền học của con hơi gấp, không có cách nào xoay sở đủ, ông chỉ đành…

Đúng lúc đó, trước cửa có một người phụ nữ trung niên trạc 30 tuổi, mái tóc uốn xoăn, da dẻ hồng hào, vẻ mặt phúc hậu. Cô bước đến và cất tiếng: "Hôm nay anh không đi làm à?"

Ông vội đứng lên, dập nhanh điếu thuốc lá và đáp : "Thời tiết không tốt, có vẻ sắp mưa, thôi đành ở nhà vậy."

Người phụ nữ chỉ "ồ" lên một tiếng, vẫn không rời đi mà đứng ở trước cửa. Ông thấy vậy liền hiểu ý, ra hôm nay cũng là hạn đóng tiền nhà…

Nhưng nửa năm tiền nhà lên tới mấy nghìn tệ, lại phải trả ngay trong một lúc, ông làm sao có thể lo nổi. Ông vừa ngại ngần, vừa khó khăn cất lời: "Hai tháng này tôi làm ăn không được, con trai tôi còn…"

"Tôi biết!" - người phụ nữ ngắt lời. "Nhà anh nuôi hai đứa con, một đứa học đại học, một đứa lên trung học, thiếu tiền là phải."

Dừng lại một chút, người phụ nữ nói tiếp: "Mấy ngày nay anh đang khó khăn, tôi cũng biết. Không cần phải vội, việc kia cần tiền hơn. Anh cũng không phải mới ở nhà tôi mà!"

Người đàn ông ấy cảm kích vô cùng, mời bà chủ vào nhà ngồi. Nhưng người phụ nữ chỉ khoát tay rồi quay người đi mất.

Ông lại tiếp tục ngồi một mình trong căn phòng, tự nhủ bản thân không được phép nản chí, nhất định phải cố gắng.

Lúc này, con trai lớn cuối cùng cũng nhắn tin lại cho bố: "Bố ơi, con không vội, đợi vài ngày nữa bố gửi nốt cũng được ạ."

Ông cầm điện thoại, cười ngốc nghếch. Được con trai thông cảm, sao ông lại không vui vẻ được chứ.

Và thế là, người bố ấy thở phào nhẹ nhõm, từ từ múc cháo ra, lấy hai cái bánh màn thầu còn chưa được hâm nóng ăn lót dạ, cảm thấy tràn trề sức lực.

Đọc xong câu chuyện này, đừng ngần ngại gửi một lời cảm ơn tới bố! - Ảnh 3.

Nguồn: Internet.

Bầu trời bên ngoài xám xịt, có lẽ sắp mưa lớn. Ông khóa cửa nhà rồi lại dắt chiếc xa ba bánh ra ngoài.

Tuy bà chủ đã để tiền nhà thư thư, nhưng ông vẫn muốn ra ngoài kiếm thêm chút tiền, được thêm đồng nào hay đồng đó. Ông biết rõ hơn ai hết, cả nhà vẫn đang đặt niềm tin vào mình.

Con trai lớn đi học đại học, vợ và con út đều ở lại quê nhà xa xôi, cách thành phố này cả trăm cây số. Mỗi lần nghĩ tới gia cảnh nhà mình, ông lại cảm thấy chua xót trong lòng.

"Thôi thì kiếm thêm được một đồng, vợ con lại được ổn định thêm một chút…" - ông vẫn thường nghĩ vậy.

Vậy nhưng, bao năm lên thành phố kiếm kế sinh nhai, ông vẫn chưa thể kiếm nhiều tiền, chưa mua được nhà, chưa cho vợ con được một cuộc sống hạnh phúc hơn. Đây mới là điều khiến ông đau khổ vô cùng.

Ông đạp chiếc xe nặng nề trên đường, ghé vào một ngân hàng nông nghiệp, vội vã đi xếp hàng. Khi được gọi tới lượt, ông mới dám cầm một xếp tiền được bọc cẩn thận trong giấy báo, đếm đến tờ thứ 30 rồi đưa cho nhân viên.

Mọi việc đã xong xuôi, người đàn ông mới dám thở phào nhẹ nhõm: Tiền học cho con trai út, tiền sinh hoạt phí cho con trai lớn đều đã lo xong.

Ông cảm thấy vui mừng, bởi cuộc sống phải bươn chải vì cơm áo gạo tiền này chưa làm ông gục ngã, ông vẫn có thể tiếp tục chiến đấu.

Lúc này, bà xã cũng nhắn tin lại: "Em đã nhận được tiền rồi. Mà anh có biết hôm nay là ngày gì không? Là sinh nhật anh đấy! Thời gian trôi mau quá, con chúng mình đều đã lớn. Anh biết không, hôm nay nó còn nhắc em chúc mừng sinh nhật anh. Em và con đều rất nhớ anh…"

Nửa phút sau, ông lại nhận được tin nhắn của con trai :

"Bố ơi, chúc bố sinh nhật vui vẻ ạ. Bố quanh năm phải bôn ba ngược xuôi ở bên ngoài, đi sớm về khuya. Con trai bất hiếu, không thể ở bên bố… Nhưng bố nhất định phải tự chăm sóc mình thật tốt, bớt hút thuốc, bớt uống rượu nữa. Chúng con yêu bố. Chúc bố sinh nhật vui vẻ!"

Đọc những dòng tin nhắn của vợ con, ông cảm thấy nghẹn ngào… Hóa ra hôm nay là sinh nhật của ông. Bản thân ông thậm chí đã quên, nhưng gia đình ông vẫn nhớ như in ngày ấy.

Đọc xong câu chuyện này, đừng ngần ngại gửi một lời cảm ơn tới bố! - Ảnh 4.

(Ảnh: nguồn Internet).

Tại khoảnh khắc đó, ông cảm thấy, chỉ cần có những dòng chữ này, ông có thể vắt kiệt đời mình để tiếp tục kiếm tiền. Ông nhất định phải để con trai có sách học, để vợ có quần áo đẹp, để cả gia đình có một căn phòng ấm áp…

Đây là sứ mệnh của cả cuộc đời ông. Bởi vì, ông là một người bố...


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại