Doanh nhân tới giao dịch chuyển gần 1 tỷ đồng vào tài khoản nhưng nhận được gấp đôi, ngân hàng lập tức kiện anh ra tòa

Lưu Ly |

‏Câu chuyện xảy ra ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Thật không ngờ, một giao dịch ngân hàng bị lỗi khiến người đàn ông này lại gặp rắc rối lớn.

Doanh nhân tới giao dịch chuyển gần 1 tỷ đồng vào tài khoản nhưng nhận được gấp đôi, ngân hàng lập tức kiện anh ra tòa - Ảnh 1.

Ở Hồ Nam, Trung Quốc, một người đàn ông vào ngân hàng để chuyển 30 vạn NDT (tương đương 995 triệu VND) vào tài khoản. Nhân viên giao dịch sau khi nhận thông tin liền lập tức thực hiện, nhưng lại thực hiện lệnh chuyển tiền 2 lần. Vị khách hàng sau khi được ngân hàng liên lạc yêu cầu chuyển lại số tiền chuyển nhầm thì phản bác, cho rằng đó là lỗi của ngân hàng nên không đồng ý, kết quả anh ta đã bị phía ngân hàng ngân hàng đâm đơn kiện.

‏Anh Tôn ( Ích Dương, Hồ Nam) vốn là một doanh nhân khá thành đạt. Anh đã có mặt tại ngân hàng và yêu cầu nhân viên giao dịch chuyển 30 vạn NTD (tương đương 995 triệu VND) tiền mặt vào tài khoản cá nhân của anh. Sau khi nhận thông tin và thực hiện các thủ tục liên quan, nhân viên ngân hàng đã nhanh chóng hoàn thành yêu cầu và báo lại cho anh.

Doanh nhân tới giao dịch chuyển gần 1 tỷ đồng vào tài khoản nhưng nhận được gấp đôi, ngân hàng lập tức kiện anh ra tòa - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

‏Sau khi rời khỏi ngân hàng chưa được bao lâu, anh Tôn đã nhận được cuộc điện thoại thông báo rằng số tiền trong tài khoản của anh là thuộc về ngân hàng, vì vậy nên anh cần phải chuyển lại trả cho ngân hàng. Qua cuộc trò chuyện, anh Tôn mới biết nguyên nhân là do sai sót của nhân viên ngân hàng trong lúc thực hiện giao dịch: thay vì thực hiện lệnh chuyển 30 vạn NDT, người nhân viên đã chuyển nhầm thêm vào tài khoản của anh 30 vạn NDT. Như vậy, tổng cộng số dư trong tài khoản của anh lên đến 60 vạn NDT (tương đương 1,9 tỷ VND). ‏

‏Sau cuộc hội thoại, ngân hàng yêu cầu anh Tôn hoàn trả lại 60 vạn NDT và giải thích: 30 vạn NDT là số tiền anh đã yêu cầu chuyển và 30 vạn NDT còn lại là tiền của ngân hàng. Tuy nhiên, anh Tôn không hề chiếm dụng số tiền này, vì vậy nên anh đã đến ngân hàng để tiến hành giải quyết. Nhưng sau đó, anh lại phát hiện tài khoản ngân hàng của mình đã bị khóa, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc và cuộc sống của anh.‏

‏Phía ngân hàng giải thích, do khoản tiền 60 vạn NDT (tương đương 1,9 tỷ VND) vẫn đang trong quá trình kiểm tra nên tài khoản của anh Tôn sẽ tạm thời bị đóng băng. Sau khi quá trình này hoàn tất, tài khoản của anh sẽ được mở lại và giao dịch như bình thường. ‏

‏Tuy nhiên, anh Tôn lại cảm thấy vô cùng bất bình về vấn đề này. Bởi anh cho rằng bản thân anh không phải nguyên nhân chính, mà do nhân viên ngân hàng thao tác sai nên mới dẫn đến sự sai sót này. Vì vậy, đây là vấn đề do sự hạn chế trong việc xử lý của ngân hàng, anh Tôn đã từ chối hoàn trả tiền cho ngân hàng. ‏

‏Kết quả, do không thể đi đến thống nhất, phía ngân hàng đã quyết định kiện anh Tôn ra tòa. Nhưng anh Tôn đã không xuất hiện ở phiên tòa đầu tiên, dù đã nhận được thông báo về việc hầu tòa. ‏

‏Tại phiên tòa sơ thẩm, phía tòa án đã phán quyết anh Tôn sẽ phải trả lại 60 vạn NDT cho ngân hàng. Điều này đồng nghĩa với việc anh đã thua kiện và sẽ phải chịu thêm 8.000 NDT( tương đương 26,5 triệu VND) chi phí kiện tụng. ‏

‏Đương nhiên, anh Tôn không đồng tình với quyết định này và đã làm đơn kháng cáo theo quy định của pháp luật. Anh cho biết, số tiền kia anh không hề chiếm giữ và sẽ hoàn trả lại ngân hàng ngay sau khi có phán quyết cuối cùng của tòa án.

Doanh nhân tới giao dịch chuyển gần 1 tỷ đồng vào tài khoản nhưng nhận được gấp đôi, ngân hàng lập tức kiện anh ra tòa - Ảnh 3.

Giải quyết vấn đề

1. Mấu chốt vấn đề: số tiền của anh Tôn có nên hoàn trả ngân hàng hay không?

‏Điều 915 "Bộ luật dân sự" (TQ) quy định: Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên nhận lợi ích bất hợp pháp trả lại số lợi đã nhận, nếu không có căn cứ pháp luật. Trong trường hợp này, anh Tôn đã nhận được 60 vạn NDT do sai sót trong quá trình giao dịch. Đây không phải số tiền nhỏ và có liên quan đến lợi ích của ngân hàng. Nếu anh Tôn không hợp tác, hoàn trả lại số tiền, anh sẽ phải chịu hình phạt theo quy định pháp luật.‏

2. Nguyên nhân chính dẫn đến sự việc đáng tiếc là giao dịch viên, người này sẽ phải chịu trách nhiệm với ngân hàng sau khi có phán quyết của tòa án.

‏Điều 1191 "Bộ luật dân sự" (Trung Quốc) quy định: Nếu cán bộ, công chức do thực hiện công việc mà gây thiệt hại cho người khác thì đơn vị phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại.‏

‏Số tiền thừa và tiền gửi của anh Tôn có được là do lỗi thao tác của giao dịch viên. Vì vậy, nhân viên này sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với ngân hàng mà người này công tác. Anh Tôn cũng cần phối hợp với ngân hàng để giải quyết vấn đề hoàn trả tiền cũng như vấn đề tài khoản của anh ta.‏

3. Sau hai lần tuyên án, anh Tôn vẫn phải trả lại 60 vạn NDT cho ngân hàng. Chi phí 8000 NDT (tương đương 26,5 triệu VND) đã có thay đổi trong phiên tòa thứ hai.

‏Điều 29 của "Biện pháp thanh toán phí tố tụng" (Trung Quốc) quy định rằng, phí tố tụng có liên quan sẽ do bên thua kiện chịu, và nếu bên kháng án sẵn sàng chi trả, thì bên thắng sẽ chịu chi phí này. Bên cạnh đó, việc phân chia chi phí tố tụng có thể được xác định tùy theo tình tiết cụ thể của vụ án.‏

‏Dựa vào các tình tiết của trường hợp trên, sau khi phiên tòa sơ thẩm lần hai diễn ra, anh Tôn được tòa án đã yêu cầu chịu một nửa án phí của hai vụ kiện, bởi phía ngân hàng cũng có lỗi nhất định nên xác định đôi bên nên chịu một nửa chi phí của các vụ kiện.‏

*Theo Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại