Biến đồng phế thải thành 3,5 triệu USD
Chuyện kể lại rằng cách đây nhiều năm, hai cha con người Do Thái bị giam trong trại tập trung. Toàn bộ đồ đạc đều bị tịch thu. Lúc này người cha nói với con trai của mình: “Bây giờ tài sản duy nhất của chúng ta là cái đầu. Hãy nhớ rằng khi người ta nói 1+1=2, con cần phải biết làm thế nào để cho nó lớn hơn hai”.
Vào thời điểm đó, hàng triệu người Do Thái đã qua đời trong trại tập trung song hai cha con người này vẫn sống sót nhờ ý chí. Sau khi được thả, họ lên tàu đến Mỹ để lập nghiệp và bắt đầu kinh doanh đồng hồ ở Houston.
Một ngày nọ, người cha hỏi con trai mình: “Con có biết 1kg đồng có giá bao nhiêu không?” Người con trai nhanh chóng trả lời chính xác số tiền 35 xu.
Người cha lắc đầu và nói: “Đó không phải là câu trả lời mà cha muốn. Khắp nơi trên Texas, mọi người đều biết 1kg đồng có giá 35 xu. Tuy nhiên, con cần học cách biến 1kg đồng có giá 3.500 USD. Hãy thử lấy đồng để chế tạo ra tay nắm cửa xem”.
Nhiều năm trôi qua, sau khi người cha qua đời, anh con trai vẫn kinh doanh đồ đồng. Không chỉ làm tay nắm bằng đồng anh còn nhận làm huy chương dùng cho các kỳ Olympic. Một kg đồng sau khi được làm thành phẩm sẽ được bán với mức lên đến 3.500 USD. Lúc này, anh con trai đã trở thành chủ tịch của một công ty đồ đồng nhờ làm theo lời dạy của cha.
Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả những gì người đàn ông này có thể làm được để thay đổi cuộc đời mình. Năm 1974, chính quyền Mỹ đã đấu thầu để tìm một đơn vị thu dọn rác thải từ hoạt động tu bổ Nữ Thần Tự Do. Tuy nhiên, do những quy định về bảo vệ môi trường của thành phố rất nghiêm ngặt nếu nhận xử lý nhưng làm không đúng quy định bạn có thể bị kiện ra tòa dẫn đến phá sản. Chính vì lý do này nên vài tháng trôi qua, không một đơn vị nào chịu nhận.
Tuy nhiên, khi nhận được tin này, người đàn ông Do Thái lập tức bay đến New York. Sau khi nhìn thấy đống đồng toàn ốc vít và gỗ chất đống dưới tượng Nữ Thần Tự Do, anh đã ký hợp đồng với chính quyền bang ngay ngày hôm đó về cam kết xử lý rác thải.
Khi đó nhiều công ty ở New York đã giễu cợt trước quyết định của anh chàng này. Họ tò mò không biết người đàn ông Do Thái này sẽ làm gì với đồng phế liệu này. Tuy nhiên, ngay sau khi hợp đồng được ký kết, người này bắt tay vào việc phân loại rác thải. Anh nấu chảy phế liệu và đúc thành tượng Nữ Tự Do loại nhỏ. Những khối xi măng và gỗ được biến thành đế của bức tượng. Chì, nhôm được sử dụng để làm thành chìa khoá.
Điều quan trọng là anh không lãng phí bất kỳ thứ gì từ đống phế liệu bỏ đi. Thậm chí búi quét từ tượng Nữ Thần Tự Do cũng được bán cho các cửa hàng cây cảnh với cái tên “bụi của Nữ thần”. Trong vài tháng, người đàn ông này đã biến đồng phế liệu thành 3,5 triệu USD tiền mặt.
Trí tuệ là một loại của cải
Có thể thấy với sức mạnh của trí tuệ, người đàn ông Do Thái có thể biến rác thành tiền. Trong mắt người Do Thái kiếm được nhiều tiền và có được của cải hay không phụ thuộc vào trí tuệ. Làm ăn thì luôn dùng trí thông minh để chiến thắng và chí có kiếm tiền bằng khối óc của mình thì mới có thể mang lại lợi nhuận cao nhất. Chính vì lý do này mà người Do thái luôn trân trọng tri thức có ý thức khá thực tế về điều này.
Mọi đứa trẻ Do Thái đều được cha mẹ hỏi một câu như vậy khi còn nhỏ: "Nếu một ngày nhà bị cháy, con có thể đem theo thứ gì?". Khi đó có em trả lời là tiền, có em nói sẽ mang đồ quý giá như kim cương.
Phụ huynh Do Thái khi đó sẽ lắc đầu và gợi ý: "Nếu thứ này bắt buộc không có hình thù, không màu sắc, không mùi vị thì sao?". Khi trẻ không trả lời được, họ sẽ tiết lộ: "Hãy bảo vệ bản thân mình đầu tiên vì thứ đáng giá nhất có thể tồn tại cùng con bất chấp mọi biến cố chính là kiến thức. Chỉ cần con còn sống, không ai có thể lấy đi của con thứ tài sản này và kiến thức sẽ luôn theo con".
Tri thức được người Do thái xem như một loại của cải trường tồn mà lại không bị cướp đoạt. Đây cũng chính là nhân tố quan trọng giúp người Do Thái dù sống ở bất kỳ quốc gia nào cũng trở thành nhân tố nổi trội. Chỉ chiếm 0,2% dân số thế giới song người Do Thái kiểm soát 70% của cải thế giới, 50% giải Nobel Kinh tế và 30% giải Oscar.
Nhà đầu tư huyền thoại Charlie Munger từng nói rằng tương lai sẽ luôn nằm trong tay những người học tập suốt đời. Từ những năm tháng còn đi học đến khi trở thành một luật sư và sau đó là nhà đầu tư, Munger vẫn không ngừng học tập, đọc sách báo và dựa vào kho kiến thức dồi dào để thành công.
Bản thân Munger vẫn luôn ngưỡng mộ Warren Buffett vì khả năng học tập như 1 cỗ máy của ông chủ Hathaway Berkshire. Nếu không làm việc, Buffett sẽ dành phần lớn thời gian để ngồi một chỗ và đọc sách.
Trong thời đại bùng nổ tri thức như hiện nay, trình độ, năng lực học tập ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí của bạn. Hãy nhớ rằng học tập luôn là khoản đầu tư tốt nhất và kiến thức sẽ luôn mang đến lợi nhuận vô hạn.
Theo Toutiao