Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trưng bày 4 Bảo vật Quốc gia
Dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được khởi công từ năm 2020, trên khu đất có diện tích 74,3 ha, trong đó diện tích sử dụng khoảng 38,66 ha. Công trình nằm trên đường Đại Lộ Thăng Long, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Dự án do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 2.500 tỷ đồng.
Đây là một trong 6 bảo tàng quốc gia và đứng đầu hệ thống các bảo tàng trong Quân đội. Hiện nay, bảo tàng cơ bản hoàn thành các hạng mục công việc giai đoạn 1, dự kiến đón khách tham quan từ đầu tháng 7/2024.
Dự án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đơn giản và tạo dòng chảy lịch sử bằng trực giác hài hòa với chiếu sáng kiến trúc công trình và ánh sáng tự nhiên; sử dụng hệ thống thiết bị đa phương tiện kết hợp với hệ thống âm thanh định hướng để khách tham quan có thể tự do tương tác, đem lại trải nghiệm mới mẻ…
Không gian trưng bày chính của bảo tàng là tòa nhà cao 35,8 m, gồm 4 tầng nổi và một tầng bán âm. Tòa nhà chính của dự án có diện tích hơn 23.000 m2, phía trước là hai hồ nước rộng 2.000 m2. Chính giữa quảng trường là Tháp Chiến thắng cao 45 m, tượng trưng cho năm 1945 đất nước giành độc lập.
Theo Báo Quân đội nhân dân, trong giai đoạn 1, Bảo tàng sẽ trưng bày 6 chủ đề theo tiến trình lịch sử, hiện vật khối lớn ngoài trời ở phía trước và dự kiến phần nội dung trưng bày của giai đoạn 1 sẽ được đưa vào vận hành, phục vụ khách tham quan vào đầu tháng 7-2024. Giai đoạn 2 của dự án sẽ trưng bày ở tầng hai và tầng ba với 8 chuyên đề, 7 bộ sưu tập và 12 chuyên ngành quân sự.
Phía ngoài trời là các không gian trải nghiệm, tương tác, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc cũng như khu phục dựng các công trình quân sự tiêu biểu như: Trận địa cọc Bạch Đằng, chiến trường Điện Biên Phủ, tuyến đường Trường Sơn, địa đạo Củ Chi...
Hiện tại nhiều hiện vật như máy bay chiến đấu, máy bay vận tải quân sự, xe tăng, pháo... đã được vận chuyển về trưng bày trước khuôn viên của bảo tàng.
Tiêu biểu nhất trong hệ thống các hiện vật là 4 Bảo vật Quốc gia, trong đó có 2 máy bay MIG-21, số hiệu 4324 và 5121, xe tăng T54B số hiệu 843, Bản đồ quyết tâm chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Tổng công ty Thành An - Đơn vị xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Theo Báo Đấu thầu, Tổng công ty Thành An là nhà thầu đã trúng thầu Gói thầu XL-06 Thi công xây dựng khối nhà chính, bể nước và kè chắn đất xung quanh nhà chính; cấp thoát nước trong và ngoài nhà thuộc Dự án Đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (giai đoạn 1) với giá 874,18 tỷ đồng.
Ngoài trúng Gói thầu XL-06 nói trên, Tổng công ty Thành An cũng được lựa chọn trúng Gói thầu XL-07 Thi công đền tưởng niệm và hạ tầng quanh đền của Dự án (giá trúng thầu 8,382 tỷ đồng); Gói thầu XL-08 Thi công tháp chiến thắng (giá trúng thầu 9,936 tỷ đồng). Liên danh Tổng công ty Thành An - Tổng công ty Licogi-CTCP - Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp kỹ thuật hạ tầng-PIDI cũng trúng thầu gói XL-01 Thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình phụ trợ và mua sắm, lắp đặt thiết bị, doanh cụ với giá hơn 216 tỷ đồng.
Tổng Công ty Thành An (Binh đoàn 11) trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là đơn vị doanh nghiệp quân đội thi công xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng. Theo giới thiệu trên website, vốn điều lệ hiện tại là 1.025 tỷ đồng.
Tổng Công ty Thành An được thành lập năm 1982, trên cơ sở tập hợp, sát nhập các lực lượng chuyên ngành xây dựng cơ bản trong toàn quân (gồm 2 đơn vị cấp sư đoàn, 6 đơn vị cấp trung đoàn, thuộc Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân).
Nhiệm vụ chủ yếu của Binh đoàn là thi công xây dựng công trình Quân sự, công nghiệp quốc phòng, các công trình dân dụng và công nghiệp, tham gia thi công các công trình trọng điểm của Nhà nước, các nước bạn; tổ chức sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng; giúp các lực lượng xây dựng cơ bản trong toàn quân về một số mặt chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên kỹ thuật.
Trong những năm vừa qua, Tổng công ty đã tham gia hầu hết các công trình lớn trọng điểm của Quân đội như Sở Chỉ huy cơ quan Bộ Quốc phòng, Hội trường lớn Bộ Quốc phòng; tất cả các viện Học, Nhà trường; tất cả các Quân khu, Quân đoàn, Quân binh chủng; tất cả các viện Bệnh và Trung tâm y tế lớn; tất cả các Văn phòng, trụ sở tất cả các nước cơ quan Đảng, Nhà nước; Khu chung cư; tất cả các dự án giao thông Quốc lộ 1; Đường cao tốc ra tất cả các tỉnh;...
Một số công trình có thể kể đến như Bệnh viện Bạch Mai - Cơ sở 2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Trụ sở làm việc Tổng cục Thống kê, Trụ sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, ...
Năm 2023, kết quả sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty hoàn thành kế hoạch với giá trị sản xuất 5.169 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch; doanh thu 4.449 tỷ đồng, đạt 99,8% kế hoạch. Thu nhập bình quân của người lao động tham gia đóng bảo hiểm đạt 16,23 triệu/người/tháng.