"Đoàn kiểm tra vừa đi là bỏ thuốc độc vào ngay"

PV |

Đây là chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội Đỗ Vinh Phú khi nói về tình hình kinh doanh thực phẩm đang diễn ra tại thị trường nội địa.

An toàn thực phẩm luôn là ấn đề nhức nhối trong dư luận. "Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn thế".

Tại "Diễn đàn kết nối Doanh nghiệp - Người tiêu dùng: Đón sóng thực phẩm sạch" diễn ra hôm 23/8, bàn về vấn đề này, ông Đỗ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết: "Tôi rất ấn tượng với bà bán rau mùi ở Nhật Bản. Chỉ 1 mớ rau mùi mà bà ấy dán mã vạch và chịu trách nhiệm.

Ở Việt Nam, dễ làm khó bỏ, lợi nhuận là trên hết chính đó là gốc nguyên nhân của vấn đề tùy tiện của con người Việt Nam trong đó có con người sản xuất và phân phối".

Chính vì vậy, theo quan điểm của vị Chủ tịch này, "kỷ luật thị trường của chúng ta rất kém. Chúng ta không giải quyết vấn đề thực phẩm sạch 1 cách cơ bản sẽ thủ tiêu tính cạnh tranh giữa người làm sạch và không làm sạch".

Trong khi ở Nhật, người ta có thể sản xuất thực phẩm sạch, phân phối rộng rãi đến tay người tiêu dùng thì tại Việt Nam, việc này lại vô cùng khó khăn, đối với các đơn vị sản xuất thực phẩm sạch cũng như khâu phân phối sản phẩm.

Lý giải về ấn đề này, ông Phú cho biết, có 3 nguyên nhân chính. "Thứ nhất là do chi phí sản xuất rất là cao mà đối tượng mua 1 kg xà lách mấy trăm nghìn/kg lại không nhiều cho nên người nghèo phải chấp nhận ăn bẩn.

Thứ 2, chính do sức mua của dân tạo ra sự tùy tiện, đành phải chấp nhận ung thư trong 10 năm. Thứ 3, hàng sạch đưa vào bị ép chiết khấu, chi phí tạo mã, chiếm dụng vốn. Và sau này phải xây dựng những luật như thế".

Ông Đỗ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội siêu thị

Để minh chứng cho chuyện này, ông Phú đưa ra ví dụ, ở Thái Lan có luật chống hợp tác điều tra. "Khi anh bán 1 bát phở 300 nghìn thì anh lãi như thế là quá đáng và người ta yêu cầu bán xuống 170 nghìn nếu không sẽ dừng bán hàng.

Chúng ta sống và làm theo Hiến pháp và Pháp luật nhưng 1 mặt chúng ta chưa đủ luật nhưng 1 mặt tính kỷ luật thị trường của chúng ta rất kém hoặc phá luật. Đoàn kiểm tra vừa đi là bỏ thuốc độc vào ngay".

Khi nói về giải pháp để giải quyết tình trạng trên, ông Phú bày tỏ: "Hiện nay chúng ta không phân biệt được người làm ăn chân chính và người làm ăn không chân chính. 

Như ở Singapore, dán giấy đỏ thì người ta vào ăn, dán giấy đen thì phá sản luôn. Hiện nay, siêu thị, cửa hàng bán lẻ ở chợ cũng cần phải thế. Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh người đi làm đó, quan tòa đó phải trong sạch.

Hiện nay các nhà quản lý của chúng ta mải mê quản lý ở khâu bán lẻ chứ không kiểm tra ở biên giới 1 cách chặt chẽ và kiểm soát ở khâu chăn nuôi. Hiện nay chúng ta đang quản lý từ ngọn chứ không quản lý từ gốc. Tư duy trong trào, sực nhớ chúng ta hãy bỏ đi.

Hiện tại lực của chúng ta ít nên chúng ta làm những mặt hàng chính sau đó nhân rộng ra. Chúng ta phải chọn việc mà làm. Từ nhận thức và hành động, chúng ta phải đầu tư về vật chất, cơ chế chính sách và kỷ cương cho thật nghiêm", ông nhấn mạnh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại