Đồ chơi có phải vật trung gian dễ lây nhiễm virus cho trẻ?

BN |

Trước thông tin gần đây các nhà khoa học tìm thấy virus COVID-19 trên tay nắm cửa, người lớn lại dấy lên mối quan tâm: Đồ chơi trẻ em có phải vật trung gian dễ lây nhiễm virus cho trẻ?

Ngoài việc phòng ngừa nhiễm virus COVID-19 (nCoV hay virus corona) bằng các biện pháp được Tổ chức Y tế thế giới WHO, Bộ Y tế khuyến cáo như rửa tay thường xuyên, dinh dưỡng đầy đủ, đeo khẩu trang đúng cách thì có 1 vấn đề đang được các mẹ bỉm sữa quan tâm là: Đồ chơi trẻ em có phải vật trung gian dễ lây nhiễm virus cho trẻ?

Trước thông tin gần đây các nhà khoa học tìm thấy virus COVID-19 trên tay nắm cửa, mối quan tâm trên càng phổ biến.

Theo ông Tưởng Vinh Mãnh (Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc), virus corona không tồn tại lơ lửng trong không khí nhưng nước bọt có thể lắng đọng, virus có thể rớt xuống bề mặt vật thể, hoặc thông qua bàn tay của người ô nhiễm lên bề mặt đồ vật mà chúng ta tiếp xúc, như tay nắm cửa hay nút bấm trong thang máy.

Virus có thể tồn tại trên bề mặt vật thể nhẵn trong vòng vài giờ, trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm phù hợp.

 - Ảnh 1.

Đồ chơi trẻ em là nơi lý tưởng cho các loại virus, vi khuẩn ẩn nấp (Ảnh minh họa).

Như vậy, tiền, tay nắm cửa, nút bấm thang máy, điện thoại... và không loại trừ đồ chơi trẻ em cũng có thể là nơi tồn tại và có thể lây nhiễm virus. Trong khi đó, đồ chơi dường như là vật bất ly thân của bất cứ đứa trẻ nào. Ở nhà trẻ nào cũng có đầy đồ chơi và khi đi học, trẻ mẫu giáo còn thường xuyên chia sẻ đồ chơi với nhau.

Các nhà khoa học cho biết, bề mặt của các món đồ chơi trẻ em chính là nơi lý tưởng để các virus, vi khuẩn ẩn nấp và sinh sản, nhất là các khe nhỏ li ti khó nhìn bằng mắt thường trên bề mặt. Khi trẻ em cầm, nắm, hay đưa các món đồ chơi lên miệng... thì các vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào cơ thể bé.

Chính vì thế, để bảo vệ thiên thần bé bỏng của mình, các mẹ nên lưu ý đến việc làm sạch đồ chơi cho bé thường xuyên.

Làm ngay trắc nghiệm dưới đây để xem bạn đã hiểu rõ về dịch Covid-19 ảnh hưởng đến mẹ bầu và trẻ nhỏ thế nào chưa nhé!

Trả lời trong một cuộc họp cung cấp thông tin về dịch COVID-19 của Bộ Y tế, bác sĩ Nguyễn Đình Anh (Vụ trưởng Vụ truyền thông - Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế) cho biết: khi virus COVID-19 phát tán ra không khí thường bám vào bề mặt của các đồ vật, đồ chơi trẻ em, thậm chí cả trên điện thoại. Bác sĩ Nguyễn Đình Anh nhấn mạnh tới việc cần thiết phải vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của trẻ tại nhà hay những vị trí như tay nắm cửa để chống lây nhiễm nCoV.

"Chúng ta cần thường xuyên sử dụng chất cồn hoặc dung dịch sát khuẩn để làm sao loại bỏ vết bẩn cũng như loại bỏ sự bám của vi khuẩn, virus trên bề mặt đồ dùng, đồ chơi của trẻ em", bác sĩ Nguyễn Đình Anh nhấn mạnh.

 - Ảnh 4.

Hành động đưa đồ chơi vào miệng, cầm đồ chơi để chơi có thể đưa virus vào cơ thể trẻ (Ảnh minh họa).

Để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus COVID-19, ngoài biện pháp trên, các chuyên gia gợi ý khi ở nhà, các gia đình cũng nên mở cửa để không khí thông thoáng, nhất là những lúc trời nắng, để ánh nắng mặt trời có thể vào trong phòng. Môi trường ánh nắng cao có thể hạn chế sự lây lan, phát triển của virus, vi khuẩn.

Cùng với hoạt động kể trên, các bậc làm cha mẹ cũng cần chuẩn bị thật đầy đủ kiến thức về dịch Covid-19 để bảo vệ tối đa cả gia đình. Hãy tải app Lotus để làm ngay 11 bộ câu hỏi về virus corona do các chuyên gia y tế hàng đầu tư và đồng hành để bổ sung những thông tin chuẩn xác và mới nhất nhé!

Bố mẹ có thể tham khảo thêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 qua bộ cẩm nang dưới đây:

Đồ chơi có phải vật trung gian dễ lây nhiễm virus cho trẻ? - Ảnh 3.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại