Tình yêu cũng giống như một tấm gương phản chiếu. Xuyên qua người kia, bạn có thể nhìn thấy bóng dáng của mình, đây là tình yêu tốt đẹp. Ngược lại, nếu bạn chỉ cảm thấy một sự khác lạ và phức tạp thì có nghĩa là mối quan hệ của bạn đang đi sai hướng.
01
Định luật Murphy trong tình yêu là gì?
Có một hiệu ứng nổi tiếng trong tâm lý học có tên là “Định luật Murphy”. Đây là một trong "Ba khám phá về văn hóa phương Tây trong thế kỷ 20" và được giải thích là: “Nếu có hai hoặc nhiều cách để làm điều gì đó, và một trong số chúng sẽ dẫn đến thảm họa, thì chắc chắn sẽ có người đưa ra lựa chọn này”.
Và khi áp dụng định luật Murphy vào tình yêu, bạn sẽ nhận ra rằng có nhiều điều mà bản thân không thể hiểu và không thể tìm ra cách giải quyết.
Khi yêu một ai đó, bạn sẽ nhớ người kia một cách không kiểm soát và luôn muốn mang đến những điều tốt đẹp cho người kia. Khi bạn ở bên người thương, bạn có thể sẵn sàng trao tất cả những gì bạn có cho họ, bất kể tâm trí hay tiền bạc.
Ảnh minh hoạ
Trong mối quan hệ, bạn đặc biệt quan tâm đến đối phương và luôn luôn tò mò về những điều nhỏ nhặt nhất.
Tuy nhiên, sự quan tâm đó là con dao hai lưỡi. Nếu bạn để ý quá mức và không biết cách kiềm chế, bạn càng dễ làm ra những điều khiến đối phương phản cảm, ghét bỏ và áp lực. Bởi vì trong tình yêu, con người có rất nhiều hành vi nằm trong tiềm thức và không thể kiểm soát được.
Một cô gái rất yêu bạn trai của mình và sẵn sàng trao những gì quý giá nhất của mình cho anh ấy; tuy nhiên, trong thâm tâm, cô ấy luôn bất an, càng yêu thì càng sợ mất mát.
Chính nỗi lo được mất đó đã khiến cô thay đổi từ một người tự tin và hào phóng thành một kẻ ghen tuông, đa nghi và chiếm hữu.
Mối quan hệ này bắt đầu bằng tình yêu nhưng lâu dần lại trở thành gánh nặng. Bị vây kín trong sự “kiểm soát” ấy, người bạn trai bắt đầu thu mình lại; anh cảm thấy cuộc sống mất tự do và chẳng còn hạnh phúc.
Cuối cùng, cả hai đi đến một quyết định mà chẳng có cặp đôi nào muốn: chia tay.
Bạn nghĩ rằng trong mối quan hệ này, ai là người có lỗi nhiều hơn? Là do cô bạn gái thích kiểm soát hay là người bạn trai chưa đủ quan tâm? Có lẽ là do cô gái đã yêu quá nhiều, quan tâm quá nhiều và lo sợ quá nhiều khiến cô dần đánh mất đi chính bản thân mình và rồi đánh mất đi người kia.
Trạng thái này cũng là một điển hình của định luật Murphy.
“Càng lo sợ điều gì, điều đó càng dễ xảy ra”.
02
Đừng yêu quá sâu
Sống ở đời, cái gì “quá” cũng không tốt.
Trong tình yêu cũng vậy. Bạn càng yêu ai đó, bạn càng dễ mắc phải nhiều sai lầm trong mối quan hệ này.
Các hành vi được tạo ra bởi tình yêu không dễ bị lý trí can thiệp. Cũng giống như tính chiếm hữu trong tình yêu, bạn nóng lòng muốn nắm chặt đối phương trong lòng bàn tay để kiểm soát sự tự do của và vòng tròn xã hội của họ.
Ảnh minh hoạ
Có một hiện tượng khác trong tâm lý học được gọi là "Hiệu ứng Matthew".
Trong mối quan hệ ấy, bạn đã trả giá và hy sinh rất nhiều cho người kia nhưng lại không nhận được sự hồi đáp mà mình mong muốn.
Trong trạng thái bất bình đẳng này, đối phương đã sẽ sớm không trân trọng những gì bạn đã làm cho họ; ngược lại, khi đối phương bắt đầu dành sự quan tâm bạn nhiều hơn một chút, bạn sẽ xuất hiện tâm lý “biết ơn” và càng dành tình cảm sâu đậm hơn và hi sinh nhiều hơn cho người ấy.
Lâu dần, bạn càng chiều lòng người kia một cách mù quáng, họ sẽ càng dễ ỷ lại hay kiêu ngạo và không còn trân trọng những điều tốt đẹp của bạn nữa.
Vì vậy, đừng dành tình cảm quá sâu đậm ngay từ ban đầu. Trong tình yêu, không phải chỉ “yêu” là đủ mà còn cần nhiều sức mạnh hơn nữa để tìm ra hướng đi phù hợp và duy trì mối quan hệ lâu dài.
03
Đừng đánh mất chính mình khi bạn yêu ai đó
Có rất nhiều người: Khi còn độc thân, họ rất tỉnh táo và nhạy bén, có khả năng giải quyết bất cứ việc gì với một thái độ rất bình tĩnh. Nhưng khi đã yêu, họ như thể không còn là chính mình nữa; họ trở nên lo sợ, nhạy cảm và mong manh.
Đối với họ, một chút gợn sóng trong tình yêu hoặc một chút thay đổi trong tình cảm của đối phương đều có thể trở nên nặng nề và choáng ngợp.
Ảnh minh hoạ
Người đắm chìm trong tình yêu khó có thể thực sự lý trí; sự tỉnh táo của họ trở nên mờ nhạt, tính hợp lý của họ trở thành cảm giác, và sự trưởng thành của họ trở nên ngây thơ.
Nhưng bạn phải hiểu rằng: tình yêu là điều đẹp đẽ và thuần khiết, tuy nhiên cuộc sống không phải chỉ có tình yêu. Vì thế, nó nên là sự thăng hoa của cảm xúc chứ không nên trở thành thứ gì đó kéo chân bạn.
Nếu yêu một người khác, bạn nên giữ lập trường và nguyên tắc của riêng mình; trạng thái giữa hai bạn nên là cả tình yêu và sự thỏa mãn lẫn nhau.
Nguồn: Theo: iNEWS