Thiết nghĩ ai cũng rất quen thuộc với bức tranh về nàng Mona Lisa nổi tiếng khắp thế giới, tác giả của bức tranh đó là ai, chính là họa sỹ nổi tiếng thế giới Leonardo da Vinci.
Nhưng ông dùng bao lâu để tạo ra bức tranh này?
Đáp án là: 4 năm.
Vì sao lại lâu tới như vậy? Sự trì hoãn.
Leonardo da Vinci là một tấm gương điển hình cho một người rất thích trì hoãn, vì tính cách này của mình mà những bức tranh được lưu truyền lại của ông chỉ chưa đầy 20 bức, thậm chí còn có 5,6 bức tới tận khi qua đời ông vẫn chưa kịp giao cho khách hàng.
Bạn xem, thì ra một danh họa nổi tiếng khi mắc chứng trì hoãn thì cũng chẳng khác người bình thường như chúng ta là bao.
"Căn bệnh" phổ biến
Nói về sự trì hoãn, hay gần gũi hơn một chút thì là "chây ì", có lẽ ai trong chúng ta cũng mắc "căn bệnh" này.
Kế hoạch ban đầu là hôm nay phải hoàn thành xong báo cáo kế hoạch, nhưng lại nghĩ rằng còn nhiều thời gian, thôi, lướt web đọc tin tức, PPT vẫn ở lại trang 1.
Kế hoạch là kiên trì thể dục thể thao, kết quả thẻ tập mua đã được hơn nửa năm, nhưng phòng tập lại mới chỉ đến hai lần.
Luôn muốn thi lấy bằng MBA, nhưng cảm thấy mình bận quá nhiều việc khác, mặc dù đã nghĩ về ý tưởng này trong hai năm, nhưng vẫn chưa bắt đầu hành động...
Nam diễn viên nổi tiếng Bành Vu Yến, người luôn được truyền thông ca tụng là "tự giác kỉ luật", trong một cuộc phỏng vấn đã nói rằng "tự giác kỉ luật là hiểu lầm to lớn nhất mà mọi người vẫn luôn đặt ra cho tôi".
Anh ấy nói rằng bản thân thực ra cũng là người khá lười, chây ì, nếu không phải vì kịch bản mỗi bộ phim yêu cầu, anh căn bản là sẽ không thể trở thành người "tự giác kỉ luật" trong mắt công chúng.
Vậy sự trì hoãn, chây lười rốt cuộc là gì?
Sự trì hoãn có rất nhiều loại, William J. Knaus, một nhà trị liệu tâm lý nổi tiếng người Mỹ đã chia sự trì hoãn thành nhiều loại, và dưới đây là 3 loại chính:
Trì hoãn có thời hạn, đúng như tên gọi của nó, tức là một chuyện gì đó có thời hạn rõ ràng
Chẳng hạn như báo cáo thứ tư phải nộp hay bài tập về nhà thứ 2 tuần sau phải nộp…
Vì có thời gian xác định nên nó đem lại cho bạn cảm giác mù quáng rằng: còn nhiều thời gian lắm, cứ làm chuyện khác trước đã.
Cứ như vậy, tính lười nổi dậy, sự trì hoãn được sản sinh.
Sự trì hoãn do trở ngại về nhận thức, nó chỉ trở ngại do sự cầu toàn, hay sợ hãi không dám bắt đầu, dẫn tới sự trì hoãn
Trong lịch sử Hoa Kỳ, có một vị tướng nổi tiếng tên là George Blinton McClellan, ông là học sinh danh dự của trường West Point và là tổng tư lệnh của quân đội phía Bắc.
Tuy nhiên, sau khi nhậm chức, một người có khuynh hướng cầu toàn như ông đã kiên quyết "không đánh những trận không chuẩn bị trước".
Trong một trận đánh then chốt năm 1862, ông tiếp tục trì hoãn và chần chừ, và cuối cùng đã bỏ lỡ cơ hội quét sạch quân đội miền Nam dù lợi thế gấp đôi kẻ thù. Cuộc chiến do đó tiếp tục kéo dài thêm ba năm trước khi kết thúc.
Một người lý trí có xu hướng trì hoãn bằng cách "tự tạo ra chướng ngại vật" để tránh làm người khác thất vọng hoặc tránh bị phủ định, họ sẽ chọn trì hoãn nhiều lần để duy trì hình ảnh của mình và tránh trạng thái căng thẳng.
Còn một loại nữa rất phổ biến với con người hiện đại, sự trì hoãn do phân tâm
Trong thời đại kinh tế ngày nay, mục tiêu cuối cùng của các phương tiện truyền thông và doanh nghiệp là thu hút sự chú ý của mọi người, vì vậy họ làm mọi cách để thu hút sự chú ý của bạn.
Quảng cáo trong thang máy, chương trình phát sóng về xe hơi, tin tức, mạng xã hội…
Trong những trường hợp như vậy, sự trì hoãn có thể dễ dàng xảy ra.
Định luật 2 phút
Tâm lý học có một định luật nổi tiếng mang tên "định luật 2 phút".
Nó chỉ nếu bạn muốn làm một việc gì nó, hãy đi làm nó ngay trong 2 phút tiếp theo, nếu không việc đó rất có thể sẽ bị trì hoãn rất lâu, thậm chí là không còn được làm nữa.
2 phút là một hình thức ẩn dụ, nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc "lập tức làm ngay".
Vì sao "lập tức hành động" lại quan trọng tới vậy?
Có một buổi nói chuyện TED về chủ đề sự trì hoãn, diễn giả là Tim Urban, một trong những sinh viên hàng đầu tốt nghiệp Đại học Harvard.
Anh là CEO của hai công ty giáo dục công nghệ, từng là một người trì hoãn lâu năm, anh ấy đã chia sẻ kinh nghiệm của mình.
Anh ấy đã sử dụng một phép ẩn dụ rất đơn giản và sinh động để giải thích tại sao mọi người lại hay trì hoãn.
Trong não bộ của con người, tồn tại một "kẻ phản diện đưa ra quyết định một cách lý tính" và một "con khỉ biết tận hưởng ngay và luôn".
Khi chúng ta cần phải đi làm việc gì đó, con khỉ đó sẽ không vui, và sẽ tìm cách quấy nhiễu kẻ phản diện kia không cho hắn đưa ra quyết sách.
Nếu kẻ phản diện đánh thắng, vậy thì chúc mừng bạn, bạn là người rất tự giác kỉ luật; nhưng nếu con khỉ đánh thắng, vậy thì chia buồn, sự trì hoãn đã ra đời.
Đứng từ góc độ của phân tâm học mà nói, đây chính là cái mà Freud gọi là "tôi bản năng" và "tôi vượt trội".
Tôi bản năng, chính là cái bản năng, nó nghiêng về phía "nguyên tắc hạnh phúc", cũng giống như con khỉ kia, nhu cầu theo đuổi duy nhất của nó là sự vui vẻ.
"Tôi vượt trội" là mục tiêu lý tưởng hóa của một người, nó nghiêng về "nguyên tắc đạo đức", là sự yêu cầu cao hơn với bản thân, là kết quả của những quy tắc xã hội, đạo đức hóa hay quan niệm giá trị.
Thử nghĩ xem, hiện tại, kẻ phản diện trong não bạn nói rằng: "Giờ bạn phải làm việc đi, bạn cần phải trở thành một người tự giác kỉ luật."
Lúc này, con khỉ kia sẽ nhảy vào và nói: "Thôi chơi thêm một lúc nữa đi, còn nhiều thời gian mà."
Vậy bạn sẽ làm thế nào? Có cách nào để kẻ phản diện chiến thắng con khỉ không?
Có, cách làm chính là không để chúng có cơ hội đánh nhau, rồi cuối cùng tiếp nhận tiếng nói của kẻ phản diện.
Cũng tức là, ngay khi nghe người phản diện nói "bây giờ bạn phải đi làm việc", vậy thì ngay lập tức hãy ngồi vào bàn làm việc, lờ đi tiếng nói của con khỉ, đừng để chúng tranh cãi và đối kháng lẫn nhau.
Bởi vì một khi đã cho chúng cơ hội cãi nhau là khả năng thất bại của kẻ phản diện là rất lớn, đừng đánh giá quá cao ý chí của mình, cũng đừng xem thường tính lười bên trong mỗi cá nhân.
Vậy thì, vì sao phải hành động ngay trong 2 phút?
Bởi lẽ nếu không lập tức hành động trong khoảng thời gian đó, kẻ phản diện bên trong nội tâm của bạn sẽ có thể bị đánh bại, và bạn sau đó thậm chí có thể chẳng buồn động tay động chân nữa.
Vì vậy, để tránh việc "kẻ phản diện đưa ra quyết sách một cách lý tính" bị đánh bại, hành động ngay lập tức, là phương pháp tốt và hữu hiệu nhất.
Ngoài ra, dưới đây là 3 mẹo tâm lý nhỏ giúp bạn thoát khỏi sự trì hoãn:
Thứ nhất, đừng tự gán cho mình cái mác "tôi là kẻ hay trì hoãn" lên người.
Thứ hai, khắc phục nỗi sợ với sự thất bại, lập ra triết lý hành động ngay lập tức.
Thứ ba, bồi dưỡng cho mình khả năng tập trung, tốt nhất là mỗi một khoảng thời gian chỉ nên chú tâm cho một việc nhất định.
Nhà văn người Mỹ, Dale Breckenridge Carnegie từng nói:
"Điều đáng buồn nhất trong cuộc đời mỗi người là tất cả chúng ta đều trì hoãn không "sống" cho đúng nghĩa, chúng ta đều mơ tới vườn hồng nơi chân trời xa xôi mà không thể tận hưởng vẻ đẹp của những bông hồng đang nở rộ ngay ngoài cửa sổ phòng mình."
Trì hoãn và chờ đợi, là hai thứ dễ mài mòn ý chí của con người nhất, nó sẽ không ngừng nuôi dưỡng nỗi sợ hãi bên trong, chỉ có hàng động mới là phương thuốc chữa lành những nỗi sợ hiệu quả nhất.
Vì vậy, bắt đầu từ ngày hôm nay, hãy nói tạm biệt với sự trì hoãn, chây lười, nói xin chào với hai chữ "hành động", ngay và luôn!