Đỉnh cao của người kỷ luật gói gọn trong 3 chữ: Tiết kiệm tiền!

Empathy |

Nếu một người cam tâm chịu khổ kiếm tiền, vậy cũng nên học cách tiết kiệm hợp lí. Bởi vì một khi bạn chịu tích lũy, bạn mới có được số vốn của riêng mình và sau này dùng số tiền đó đổi đời.

Là người trưởng thành, tầm quan trọng của tiền bạc sẽ không cần ai diễn giải cũng tự khắc được đời "dạy".

Có người cả đời làm việc chăm chỉ, liều mạng làm những công việc độc hại và mạo hiểm để kiếm tiền, nhưng đến già vẫn không đủ tiền để sống.

Một số người thì dành nửa cuộc đời thảnh thơi, nhưng vì họ giỏi lập kế hoạch, nên họ vẫn có thể sống thoải mái ngày này qua ngày khác.

Trong số các biện pháp để có nhiều tiền, không thể không thừa nhận rằng, tiết kiệm tiền là mức độ tự kỷ luật cao nhất của một người.

Trong quyển sách "The Road Less Traveled" có nói: "Giải pháp đầu tiên để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống chính là tự kỷ luật bản thân."

Thế nên để cải thiện cuộc sống, hãy bắt đầu bằng việc học cách tiết kiệm!

Đỉnh cao của người kỷ luật gói gọn trong 3 chữ: Tiết kiệm tiền! - Ảnh 2.

1. Tại số một người không thể sống như mình mong muốn dù đã làm việc vất vả nửa đời?

Khi thấy một số người ngay cả tiền tiêu cho cái ăn cái mặc hằng ngày cũng không đủ, nhiều người thường vội buông lời chỉ trích rằng: Họ không chịu làm việc chăm chỉ, họ trả giá công sức chưa đủ, chỉ biết "ngồi không ăn" nên "núi mới lở", hoặc giả là châm biếm họ không đủ kiên trì đến cùng...

Trên thực tế, "độ nỗ lực" và "độ tài sản" chưa chắc sẽ tỷ lệ thuận với nhau. Lấy ví dụ:

Những tài xế chạy xe chở khách, chở hàng hằng ngày phải dậy sớm, nhưng đêm đến có khi phải thức giấc chạy rong ruổi khắp các con đường, ngõ hẻm để kiếm tiền mưu sinh.

Hay những người bán hàng dựng sạp trong chợ, suốt ngày dãi nắng dầm mưa, quanh năm chăm chỉ để nuôi gia đình nhưng vẫn không đủ.

Đời công nhân thì khỏi nói, có người thậm chí còn lấy mạng sống ra đánh đổi, nhưng họ kiếm được bao nhiêu đâu? Có bao nhiêu công nhân thực sự được sống cuộc đời mà họ mong muốn?

Những người này chẳng lẽ bạn cũng thấy rằng họ chưa đủ chăm chỉ hay sao?

Dù là nhân viên văn phòng làm việc đầu óc hay công nhân làm việc tay chân đi nữa, ai cũng phải chịu cái khổ của riêng mình.

Đỉnh cao của người kỷ luật gói gọn trong 3 chữ: Tiết kiệm tiền! - Ảnh 4.

Vậy làm sao để thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn của hiện tại?

Nếu một người cam tâm chịu khổ kiếm tiền, vậy cũng nên học cách tiết kiệm hợp lí. Bởi vì một khi bạn chịu tích lũy, bạn mới có được số vốn của riêng mình và sau này dùng số tiền đó đổi đời.

Ngược lại, chỉ biết vùi đầu vào kiếm tiền, kiếm được bao nhiêu thì xài bấy nhiêu, không biết tiết kiệm, vậy khi sự cố bất ngờ ập đến, bạn rất dễ bị nó đánh ngã.

Người bình thường đều có xu hướng dựa vào tiền lương cố định hàng tháng sống qua ngày. Đối với người độc thân còn đỡ, nhưng những ai đã lập gia đình hoặc có trách nhiệm nuôi dưỡng gia đình sẽ rất khó khăn. Bởi số tiền cố định này sẽ rất khó thỏa mãn nhu cầu sống của họ.

Thế nên ngay từ bây giờ, hãy học cách quản lý tài chính thông minh, trước khi muốn tiêu xài, nên nghĩ xem chi tiêu thế nào cho hợp lý.

Nếu không cần thiết, bạn có thể tiết kiệm tiền với kế hoạch định sẵn. Khi đạt được một khoản nhất định, hoàn thành mục tiêu đã chờ đợi trong nhiều năm, nhất định lúc đó bạn sẽ có nhiều cơ hội cũng như tự tin tự lập nghiệp hơn...

Đỉnh cao của người kỷ luật gói gọn trong 3 chữ: Tiết kiệm tiền! - Ảnh 6.

2. Một người không biết tự chủ về tiền bạc, mọi cố gắng sẽ đều uổng phí

Ai cũng khao khát được tự do tài chính. Vậy có một vấn đề thế này:

"Nếu bạn có tiền, bạn sẽ được tự do?" hay "Bạn có thể tự do làm việc mình thích trước khi có tiền?"

Có lẽ hầu hết câu trả lời của mọi người là cái đầu tiên: Chỉ cần có tiền trong tay, sau đó muốn làm gì thì làm.

Nhưng bạn nên nhớ, những người giàu có, không nhất định sẽ có được tự do và sống được cuộc đời mình mong muốn!

Người khôn ngoan sẽ có thể biết cách điều khiển cuộc sống, bình thản đối diện với những điều bất đắc dĩ trong đời, nắm bắt những thứ tự do bản thân có thể với tới, cũng như tiết kiệm tiền làm "bậc thang" để sau này đạt được tự do.

Ví dụ: Nhiều người bỏ tiền ra mua các khóa học ngoại ngữ trên mạng, hay thẻ tập gym, mong muốn đạt được nhiều lợi ích hơn thông qua các lớp học này. Thế nhưng kết quả của họ thường không đạt như mong muốn, và nguồn tiền mà họ đã chi cũng trở nên uổng phí.

Không thể đổ lỗi cho lớp học không hay, mà đa phần là do chúng ta chưa thực sự cố gắng theo mục tiêu đề ra.

Tiêu tiền chưa chắc sẽ giải quyết được mọi vấn đề. Tuy nhiên, với một người hiểu được tầm quan trọng sâu sắc của nó, anh ta nhất định sẽ đưa ra cách chi tiêu hợp lý, và để dành phù hợp cho bản thân.

Những người tôn trọng tiền bạc và có tinh thần kỷ luật tự giác cao với tiền thì mới có đủ khả năng chống chọi với cuộc sống trong những trường hợp khẩn cấp.

Đỉnh cao của người kỷ luật gói gọn trong 3 chữ: Tiết kiệm tiền! - Ảnh 7.

3. Tiết kiệm tiền, để có thể tiêu tiền

Tiết kiệm tiền là cách để cuộc sống được đảm bảo hơn.

Nhìn mặt ngoài, muốn tận hưởng cuộc sống và tiết kiệm tiền bạc cùng lúc là hai việc làm mâu thuẫn nhau. Liệu có đúng như vậy không?

Trong công ty tôi có một đồng nghiệp, anh ta là chuyên gia mua sắm nổi tiếng. Ngày nào cũng nhận hai, ba bưu phẩm, nào là dụng cụ bảo quản, quần áo, đồ ăn nhanh,...

Khi trò chuyện phiếm, nhiều người hỏi anh ấy không tiết kiệm, thì sau này lấy gì chăm sóc cha mẹ già, nuôi dưỡng con cái và lo khởi nghiệp?

Nhưng quan điểm của anh ta là: Tai nạn và ngày mai là hai thứ không thể biết trước. Nếu anh ta ngại tiêu tiền, vậy sống đâu còn ý nghĩa gì.

Ở một mức độ nào đó, lời anh ta nói sẽ đúng vì việc anh ta tiêu tiền là để mua một thái độ sống lạc quan.

Nhưng lỡ như tai nạn xảy ra, mà hôm nay anh ta đã tiêu hết tiền, vậy liệu sự "hưởng thụ cuộc sống" đó có còn ý nghĩa khi bao sự lo lắng, bất lực và tự trách ập tới?

Tận hưởng cuộc sống là hành trình lâu dài. Nếu điện thoại đã đủ chức năng, đủ dùng rồi, vậy đừng cố đổi theo xu hướng. Tương tự, đừng bốc đồng bỏ tiền ra mua những thứ không cần thiết.

Hãy tiết kiệm tiền đúng cách để cuộc sống sau này diễn ra tốt đẹp hơn!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại