Điều gì xảy ra nếu Pháp điều quân đội tới Ukraine?

Thu Loan |

“(Tổng thống Pháp) Emmanuel Macron nói ông ấy muốn đưa bộ binh đến Ukraine. Đó không phải dấu hiệu tốt, đó là dấu hiệu cho thấy phương Tây đã từ bỏ chúng ta”, một nghệ sĩ hài Ukraine mỉa mai trong phần biểu diễn gần đây.

Điều gì xảy ra nếu Pháp điều quân đội tới Ukraine?- Ảnh 1.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: AP)

“Người Đức sẽ không gửi cho chúng ta bất kỳ tên lửa Taurus nào, người Mỹ không gửi tiền cho chúng ta nữa, nhưng ông Macron sẽ gửi quân, có thể để cho chúng ta thấy cách đầu hàng là như thế nào”, nghệ sĩ Ukraine nói.

Trên chiến trường Ukraine, lực lượng Nga đang quyết liệt tấn công dọc mặt trận. Lực lượng phòng không Ukraine nhận được rất ít đạn tiếp tế, nên những cuộc tấn công từ xa cũng có thể gây tổn thất hạ tầng nặng nề. Nguồn hỗ trợ từ phương Tây đang giảm dần, tỷ lệ nghịch với lợi thế của Nga.

Những gì ông Macron đang thể hiện, như hình ảnh võ sĩ đấm bốc , cho thấy thay đổi khác hẳn so với trước đây. Về viện trợ vũ khí, Paris thua xa Berlin. Nhưng nay, khi ngay cả nguồn hỗ trợ từ Mỹ cũng chững lại, ông Macron tuyên bố có thể đưa bộ binh đến Ukraine, tùy thuộc vào diễn biến tình hình.

Chỉ còn "bonsai"

Theo các nhà phân tích, có thể Tổng thống Pháp muốn gửi tín hiệu về sự mơ hồ chiến lược, rằng Điện Kremlin không nên chắc chắn phương Tây e ngại chiến tranh đến mức nào. Cho dù Paris không thực sự triển khai bộ binh, nhưng lời đe dọa của ông Macron cần phải phù hợp với năng lực thực tế.

Quân đội Pháp gồm 3 lực lượng: Armée de l'Air et de l'Espace (Không quân và vũ trụ) được trang bị đội máy bay chiến đấu Rafale và Mirage; Marine nationale (Hải quân) với tàu sân bay Charles de Gaulle đóng vai trò chủ lực, hiện đang hoạt động trên vùng biển ngoài khơi Benin; và Armée de Terre (Lục quân). Pháp cũng có kho vũ khí hạt nhân, gọi là Force de Frappe.

Trái ngược với quân đội Đức, các lực lượng vũ trang Pháp có thể tiến hành chiến tranh mà không cần đối tác trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nào khác, nhưng với quy mô hạn chế.

Armée de Terre hiện chỉ có 2 sư đoàn bộ binh thông thường, mỗi sư đoàn có khoảng 20.000 binh lính.

Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh năm 1989, lục quân Pháp gồm 3 quân đoàn, với tổng cộng 10 sư đoàn và một đơn vị hành động nhanh. Trong giai đoạn chống khủng bố, Paris giảm phần cốt lõi của lực lượng vũ trang xuống mức tối thiểu. Một bài viết của Quốc hội Pháp năm 2021 sử dụng thuật ngữ "bonsai (cây cảnh) Pháp": Mọi lực lượng đều có, nhưng ở dạng thu nhỏ.

Các kịch bản

Về lực lượng và năng lực, việc đưa quân Pháp đến Ukraine có thể dựa trên những giả định sau:

Triển khai 1 sư đoàn: Pháp sẽ đưa một nửa lực lượng bộ binh của mình đi chiến đấu trực tiếp. Sư đoàn thứ 2 sẽ làm nhiệm vụ dự bị để ngăn chiến tranh lan rộng. Một tiểu đoàn (gồm 600-1.000 binh lính) Pháp đang đóng thường trực ở Romania với mật danh “Aigle”. Nếu tình hình leo thang, quân số có thể tăng lên quy mô 1 lữ đoàn (5.000-6.000 binh lính).

Liên kết phòng thủ: Một sư đoàn không đủ sức tấn công, mà cần lợi thế ít nhất là 3:1. Nga hiện có khoảng 300.000 binh lính trên tiền tuyến. Với 1 sư đoàn, quân Pháp có thể đóng vai trò lực lượng dự bị cho Ukraine. Tuy nhiên, Pháp có thể chọn thời điểm quan trọng để đưa quân vào hỗ trợ Ukraine nhằm ngăn cản lực lượng Nga giành chiến thắng. Pháp từng áp dụng chiến lược “ngăn cản”, nghĩa là ngăn đối phương thực hiện bước tiếp theo.

Liên minh với các đối tác: Pháp sẽ không đưa quân vào Ukraine một mình. Một khả năng là các đơn vị sẽ được tích hợp với cấu trúc của Ukraine để tạo thêm giá trị gia tăng hiệu quả. Hơn nữa, Pháp sẽ không chấp nhận rủi ro nếu không có sự hỗ trợ quan trọng của các đối tác NATO. Các đồng minh của Pháp có thể là Ba Lan, Romania, hoặc Anh. Về chính trị, điều này có thể hồi sinh mối quan hệ thân tình giữa London và Paris.

Theo chiến lược chuẩn, khu vực hoạt động của mỗi sư đoàn là 30kmx50km. Trong phạm vi này, sự phân chia vượt trội hơn về không gian và thời gian so với đối thủ có thể giúp chống lại một cuộc tấn công.

Tàu sân bay Charles de Gaulle sẽ được triển khai tới phía đông Địa Trung Hải để hỗ trợ và thể hiện sức mạnh quân sự. Điều này đồng nghĩa một số máy bay chiến đấu Rafale sẽ ở gần vùng chiến để kiểm soát không phận phía trên địa bàn hoạt động của bộ binh Pháp. Điều quan trọng là phải có một bức tranh chi tiết về tình hình, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ với NATO.

Pháp thiếu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm như F-35, có vai trò giống như máy hút dữ liệu bay. Sự vượt trội về thông tin nhờ công nghệ tiên tiến cho phép các đội quân bù đắp thiếu hụt về số lượng binh lính, nói cách khác là có thể đương đầu với lực lượng đông đảo hơn, như học thuyết phương Tây vẫn duy trì.

Chiến trường Ukraine có thể là trường hợp đầu tiên để thử nghiệm học thuyết này.

Lựa chọn thứ nhất và thứ ba sẽ chủ yếu mang tính chiến lược và biểu tượng chính trị: Trong trường hợp Nga đạt được đột phá, chính phủ của Tổng thống Volodymir Zelensky có thể sẽ bị lật đổ.

Nếu Pháp thành công trong việc bảo vệ thủ đô Kiev khỏi bị chiếm giữ, Điện Kremlin sẽ khó giành chiến thắng chóng vánh.

Tuy nhiên, Tổng thống Macron biết rằng việc sử dụng công khai các phương tiện quân sự bên ngoài NATO tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngoài khả năng Mátxcơva có thể động đến vũ khí hạt nhân, có thể xảy ra khả năng Pháp bị tấn công bằng máy bay chiến đấu hoặc vũ khí tầm xa.

Một trong những trục dễ bị tổn thương nhất chạy từ Hungary về phía dãy Alps. Cái gọi là Hành lang Tirol thực tế không được bảo vệ từ trên không.

Theo logic răn đe thông thường, việc triển khai bộ binh sẽ khiến tình hình leo thang hơn nữa, trong khi Pháp không còn là một cường quốc quân sự. Sự tham gia quân sự của Pháp có thể sẽ là cách cuối cùng của châu Âu để ngăn chặn thất bại ở Ukraine và một cuộc chiến lớn hơn.

Theo NZZ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại