Hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý rằng, mặt trăng được tạo ra khoảng 4,5 tỷ năm trước, khi một vật thể khổng lồ khác trong hệ mặt trời đâm vào Trái đất, ném vật chất nóng chảy vào không gian và kết tụ lại thành vệ tinh tự nhiên của chúng ta.
Hơn 4,2 tỷ năm trước, mặt trăng đã tự quay từ trong ra ngoài để tạo ra bề mặt mặt trăng đã trở nên quen thuộc với nhân loại.
Mặt trăng lật từ trong ra ngoài?
Các nhà nghiên cứu cho biết các mẫu đá được thu thập trong sứ mệnh Apollo có thể cho thấy đã có thời điểm mặt trăng "lật từ trong ra ngoài".
Đá nham thạch bazan được mang về từ mặt trăng cho thấy hàm lượng titan cao đáng kinh ngạc. Ngoài ra, các quan sát vệ tinh còn tiết lộ rằng, đá núi lửa giàu titan chủ yếu nằm ở vùng gần Mặt Trăng. Điều này khiến các nhà khoa học phải đau đầu tìm hiểu làm thế nào những tảng đá đặc biệt này lại có mặt ở đó và không bị phân tán rộng hơn.
Nhóm nghiên cứu của Đại học Arizona cho rằng, mặt trăng hình thành nhanh chóng, ban đầu khiến nó bị bao phủ hoàn toàn bởi một đại dương magma nóng. Khi đại dương này nguội đi và cứng lại, nó sẽ hình thành các lớp bên ngoài của mặt trăng, bao gồm cả lớp phủ và lớp vỏ của nó. Tuy nhiên, ở các tầng thấp hơn, mặt trăng sơ sinh vẫn còn hỗn loạn.
Các mô hình hình thành mặt trăng cho thấy tàn tích cuối cùng của đại dương mặt trăng khổng lồ này đã kết tinh thành các vật liệu dày đặc bao gồm ilmenit, một loại khoáng chất giàu sắt và titan.
Các nhà khoa học cho rằng, sự gián đoạn của trọng lực dị thường bởi các lưu vực va chạm mặt trăng lớn và cổ xưa cho thấy lớp giàu ilmenit đã chìm xuống trước những tác động.
Sự lật ngược của lớp phủ mặt trăng hàng tỷ năm trước có thể đã dẫn đến việc tạo ra một vùng tối được gọi là vùng Oceanus Procellarum, cũng như ở phía bên của mặt trăng gần Trái đất.
Đồng tác giả nghiên cứu và phó giáo sư LPL Jeff Andrews-Hanna cho biết trong một tuyên bố: “Mặt trăng của chúng ta thực sự lộn ngược từ trong ra ngoài".