Tình cờ tìm thấy cây gỗ lạ
Người Trung Quốc xưa nay có vô vàn câu chuyện đào được hay bắt gặp những vật quý hiếm ngoài tự nhiên, cho thấy sản vật vô cùng phong phú. Câu chuyện dưới đây là một trong những ví dụ điển hình.
Tháng 5 năm 2015, Tiểu Trung - một nông dân ở huyện Tứ Xuyên, Trung Quốc, trong một lần đang đi mò ốc ở khe suối gần thôn tình cờ phát hiện một cây gỗ lớn. Anh ta thấy vậy liền chạy lại gần, cây gỗ cứng như đá, bề mặt khá mềm mịn. Đặc biệt, cây gỗ tỏa ra một mùi thơm thoang thoảng dễ chịu dù bị ngâm trong nước.
Tiểu Trung cho rằng, thân cây này rất đặc biệt nên đã vận dụng hết sức lực kéo nó vào gần bờ. Sau đó, anh ta cắt một mẩu gỗ nhỏ đem về nhà. Mặc dù tìm kiếm thông tin trên mạng, Tiểu Trung vẫn bán tín bán nghi về việc cây gỗ này có thực là gỗ quý hay không.
Anh ta quyết định thuê máy xúc để di chuyển khúc gỗ về gần nhà. Tổng chi phí thuê máy xúc lên tới 80.000 NDT (hơn 270 triệu đồng), sau 2 ngày làm việc cật lực mới đem được cây gỗ lên.
Tiểu Trung lên thành phố mời các chuyên gia đến giúp mình thẩm định cây gỗ. Sau khi phân tích, họ kết luận cây gỗ mà Tiểu Trung tìm được là gỗ âm trầm quý giá. Nó có chiều dài lên tới 20m, ước tính trị giá gần 400 tỷ đồng.
Loại gỗ có trên Trái đất từ thời cổ đại
Sở dĩ, chuyên gia định giá cây gỗ âm trầm và Tiểu Trung tìm được cao như vậy là bởi đây là loại gỗ quý trong tự nhiên. Nó là gỗ đã có mặt trên Trái đất từ thời cổ đại.
Gỗ Âm trầm còn gọi là gỗ cổ trầm. Vào thời điểm 2 ngàn đến 10 ngàn năm trước đây, do sự biến đổi của thiên nhiên như sạt lở, lũ quét, động đất…những khu rừng nguyên thủy của gỗ âm trầm bị chôn vùi dưới lòng đất, lòng sông hồ, dưới đáy biển và từ đó tuyệt chủng.
Theo thời gian những phần cây bị chôn vùi dưới điều kiện thiếu oxy, chúng thay đổi các tính chất vật lý ban đầu. Một số bị phân hủy trong nước, một số theo dòng chạy tự nhiên thì kết lại thành những trầm tích. Những trầm tích này ngày càng trở nên cứng hơn, to hơn và kết chặt hơn thành các khối lớn.
Theo các thử nghiệm của các tổ chức nghiên cứu khoa học, gỗ âm trầm đã được chôn dưới lòng đất có độ tuổi từ 3.000 đến 12.000 năm, một số thậm chí hàng chục ngàn năm; đáng chú ý hơn là gỗ hầu như không biến dạng, trọng lượng nặng, rất đầm thịt, và không bị xâm phạm bởi các loài côn trùng gây hại. Đó là lý do mà gỗ có giá trị sưu tầm lâu bền.
Do đó, người ta cũng phong cho gỗ quý này biệt hiệu là Đông Phương Thần Mộc.
Tùy theo môi trường và cách hình thành thì gỗ âm trầm có những màu sắc khác nhau như nâu, xám, tím, đen, ánh xanh đen…Sau một thời gian dài, gỗ âm trầm bị carbon hóa và trở thành màu sậm đen như than. Cùng với sự thâm nhập của các loại khoáng chất khác và sự ngâm mình trong nước cả vạn năm, gỗ âm trầm được coi là "tinh hoa của trời và đất".
Gỗ âm trầm đầm, chắc thịt, thớ gỗ mịn gần như không có tôm gỗ và xơ gỗ, rất được ưa chuộng để đục tác phẩm truyền thần. Gỗ âm trầm còn có khả năng chống ẩm cực kỳ tốt. Chúng có mùi thơm đặc trưng như gỗ trồng trên thổ nhưỡng tự nhiên, nhưng đổi lại thì chất lượng gỗ vô cùng tốt vì không bao giờ lo bị mục nát.
Khả năng kháng sâu mọt cực đỉnh tương đương với cây gỗ đàn hương đỏ và được mệnh danh là tinh hoa của loài cây, là linh hồn của gỗ.
Gỗ âm trầm đã được coi là một loại gỗ quý từ xa xưa, một vật quý hiếm, và là biểu tượng của phẩm giá và địa vị của người sở hữu chúng.
Thời triều đại nhà Minh và nhà Thanh, gỗ âm trầm đã trở thành một món đồ được ưa chuộng cho tất cả các cung điện hoàng gia và dùng làm quan tài cho vua chúa. Hoàng đế triều đại nhà Thanh coi nó như là một vật liệu hoàng gia và người dân không thể sử dụng nó cho mục đích cá nhân của mình.
Trong y học dân gian thì bột của gỗ âm trầm có tác dụng tiêu trừ căn bệnh thấp khớp, lưu thông tuần hoàn máu, tăng tuổi thọ.