Điện tăng giá, dân kỹ thuật chỉ cách giúp tiết kiệm đến 1/3 hóa đơn: Thực hiện cực đơn giản

Thu Phương |

Chỉ với 1 thao tác đơn giản với loạt thiết bị trong nhà, người dùng có thể tiết kiệm được phần nào tiền điện.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mới đây, thông tin giá điện chính thức tăng từ ngày 9/11/2023 được nhiều người quan tâm. Cụ thể, theo thông tin trên Cổng thông tin Điện tử Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đưa ra Quyết định số 1416/QĐ-EVN về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,5% so với giá hiện hành, lên mức 2006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm giá trị gia tăng).

Điện là một trong những yếu tố không thể thiếu trong đời sống hiện đại từ phạm vi nhà ở, văn phòng hay các công trình công cộng. Chính vì vậy, khi giá điện tăng, một điều nữa khiến nhiều người dùng phải suy nghĩ đó là sử dụng sao cho vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm điện. 

Theo các chuyên gia hay các thợ kỹ thuật lâu năm, có một hành động rất đơn giản, giúp gia đình tiết kiệm được điện từ các thiết bị điện tử, tuy nhiên vẫn nhiều người chưa biết. Đó chính là thao rác rút điện, tắt nguồn các thiết bị khi không sử dụng trong thời gian dài, khoảng vài tiếng cho đến vài ngày, vài tuần. 

Điện tăng giá, dân kỹ thuật chỉ cách giúp tiết kiệm đến 1/3 hóa đơn: Thực hiện cực đơn giản - Ảnh 1.

Việc rút điện các thiết bị trong nhà khi không sử dụng sẽ giúp tiết kiệm phần nào tiền điện (Ảnh minh họa)


Các thiết bị được kể tên trong danh sách nên rút điện, tắt nguồn khi không sử dụng có thể kể tới như tivi, quạt máy, điều hòa, máy giặt, bình nóng lạnh, bộ phát sóng Wifi hay bếp từ, bếp điện... Giải thích cho điều này là bởi, khi không sử dụng mà chỉ tắt bằng bộ điều khiển, bản thân sâu trong thiết bị vẫn đang chạy chế độ chờ, từ đó vẫn tiêu thụ một lượng điện nhất định. 

Điều này đã được nhiều chuyên trang về đồ gia dụng hay các chuyên gia nhấn mạnh và khẳng định. Nhiều chuyên gia đã ước tính rằng, trung bình mỗi hộ gia đình có khoảng 40 thiết bị sử dụng điện liên tục, việc không rút ổ cắm khi vắng nhà có thể chiếm tới 10% - 30% số điện hàng năm. 

Ví dụ với bộ phát sóng Wiffi, thông tin từ Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng VNEEP, thuộc Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững cho biết, thiết bị này có thể tiêu tốn khoảng 2 - 20W/h, tính trung bình là 6W/h. Vì vậy nếu bật liên tục trong vòng 1 năm, thiết bị này sẽ tiêu thụ khoảng hơn 50 số điện. Nhân với bình quân giá điện theo con số đã tăng là 2006,79 đồng/kWh, số tiền phải trả là khoảng hơn 100.000 đồng.

Việc tắt các thiết bị bằng điều khiển thôi là chưa đủ (Ảnh minh họa)

Hoặc với thiết bị hầu như gia đình nào cũng có là tivi. Nếu chỉ tắt bằng điều khiển, thiết bị chưa được ngắt điện hoàn toàn, chuyển sang chế độ chờ và tiêu thụ khoảng 24W điện/ngày. Hay với các loại dây sạc điện thoại, nhiều người có thói quen dù đã sử dụng xong nhưng vẫn cắm sạc ở ổ điện với lý do "tiện lợi". Song, Theo một số thống kế, nếu cắm dây sạc liên tục dù không sử dụng, nguồn điện vẫn đi theo đường dây đi ra ngoài và lãng phí khoảng 1,2W điện/ngày. 

Tương tự với sạc điện thoại, sạc máy tính hay các loại dây cắm máy tính để bàn, laptop cũng cần được rút ra hoàn toàn. Nếu không, con số chúng tiêu thụ có thể lên tới 96W điện/ngày. 

Chính vì vậy tốt hơn hết tiết kiệm điện một cách tối đa trong gia đình, khi không sử dụng các thiết bị điện, người dùng nên rút điện thay vì chỉ tắt bằng điều khiển hay các nút bấm. Tờ USAToday nhấn mạnh, hành động này còn đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ ngôi nhà  khỏi những trường hợp chập cháy do điện bất thường, nhất là khi không có người ở nhà. 

Điện tăng giá, dân kỹ thuật chỉ cách giúp tiết kiệm đến 1/3 hóa đơn: Thực hiện cực đơn giản - Ảnh 3.

Việc rút phích cắm khi không cần thiết còn giúp đảm bảo an toàn cho ngôi nhà (Ảnh minh họa)

Một số mẹo tiết kiệm điện khác

Bên cạnh việc rút các phích cắm của thiết bị điện trong nhà khi không có nhu cầu sử dụng, dưới đây là một số mẹo khác giúp người dùng có thể tiết kiệm được lượng điện mà gia đình mình tiêu thụ. 

1. Chuyển sang sử dụng bóng đèn LED

Đèn chiếu sáng có thể chiếm phần lớn trong chi phí điện của một gia đình. Nếu trước kia, đa phần các gia đình đều sử dụng đèn sợi đốt công nghệ cũ, thì ngày nay, các bóng đèn LED lại được ưa chuộng hơn cả bởi khả năng tiết kiệm điện. Chính vì vậy những gia đình vẫn còn đang sử dụng bóng đèn thế hệ cũ thì hãy cân nhắc chuyển sang bóng đèn LED. 

Ngoài ra, bóng đèn LED cũng được đánh giá là có tuổi thọ cao hơn, an toàn hơn. Điều này còn đồng nghĩa với việc người dùng có thể tiết kiệm được chi phí thay thế và sửa chữa bóng đèn trong nhà mình. 

Điện tăng giá, dân kỹ thuật chỉ cách giúp tiết kiệm đến 1/3 hóa đơn: Thực hiện cực đơn giản - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

2. Cân nhắc sử dụng nước nóng khi cần thiết 

Mùa lạnh tới, nhu cầu sử dụng nước nóng từ bình nóng lạnh của các gia đình chắc chắn sẽ tăng lên. Tuy nhiên để tiết kiệm điện triệt để, người dùng nên cân đối khi nào cần thiết và khi nào không thật sự cần thiết dùng nước nóng. 

Ví dụ như trong chu trình giặt quần áo với máy giặt, việc giặt bằng nước nóng quá nhiều không chỉ khiến tốn điện hơn mà còn gây ảnh hưởng tới tình trạng của các trang phục. Trang thông tin về năng lượng của bang Victoria, Úc cho biết, giặt quần áo bằng nước lạnh có thể tiết kiệm khoảng 115 đô mỗi năm cho các gia đình.

Ngoài ra một số công việc khác như lau nhà, rửa bát, tưới cây, cọ rửa các vật dụng, người dùng hãy cân nhắc thật kỹ về việc sử dụng nước nóng.

Điện tăng giá, dân kỹ thuật chỉ cách giúp tiết kiệm đến 1/3 hóa đơn: Thực hiện cực đơn giản - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

3. Để ý tới những thiết bị trong bếp 

Một số thao tác nhỏ với các thiết bị trong bếp có thể góp phần giúp tiết kiệm điện. Đầu tiên là với tủ lạnh, đây là thiết bị hoạt động cả ngày, tiêu tốn lượng điện không nhỏ của gia đình. Người dùng hãy điều chỉnh tủ có mức nhiệt phù hợp, không nên quá lạnh vì điều này sẽ gây tốn nhiều điện. Mức lý tưởng là ngăn mát 4-5 độ C và ngăn đông là âm 15 - âm 18 độ C. Với những chiếc tủ không hiện rõ nhiệt độ, hãy điều chỉnh về mức trung bình. Bên cạnh đó, khi đóng tủ, hãy kiểm tra chắc chắn rằng nó đã được đóng chắc chắn, không bị hở, khí lạnh không bị thoát ra ngoài. 

Tiếp đến là với bếp điện hay bếp từ. Người dùng nên hạn chế việc tắt đi bật lại bếp quá nhiều lần trong một thời gian ngắn. Cách tốt nhất đó là chuẩn bị sẵn các nguyên liệu ở khu vực bếp, sau đó tiến hành nấu luân phiên trong 1 lần mở bếp. Xuyên suốt quá trình nấu, hãy đóng các loại vung, nắp nồi để quá trình nấu diễn ra trong thời gian ngắn hơn, từ đó tiết kiệm điện hơn. 

Ảnh minh họa

Với những món ăn có thể hâm nóng với lò vi sóng, hãy sử dụng thiết bị này bởi nó sẽ tiết kiệm hơn so với việc cho lên bếp điện, bếp từ đun lại. 

Những gia đình có và sử dụng máy rửa bát hãy tận dụng chu trình tiết kiệm trên thiết bị và nên gom một lần rửa cho đầy máy rồi mới để máy chạy. 

4. Sử dụng năng lượng mặt trời

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm đồ gia dụng, thiết bị điện hoạt động với cơ chế hấp thụ năng lượng mặt trời. Việc sử dụng các thiết bị này sẽ giúp giảm thiểu hóa đơn tiền điện của gia đình đáng kể, đặc biệt là vào những ngày có nắng nhiều. 

Bên cạnh đó, khi chọn mua các thiết bị điện, đồ gia dụng trong gia đình, người dùng hãy để ý thêm tới 1 chi tiết đó là nhãn dán năng lượng. Những nhãn dán đạt 4-5 sao thể hiện thiết bị có khả năng tiết kiệm điện tốt. Càng ít sao có nghĩa là thiết bị càng tốn nhiều điện. 

Tổng hợp 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại