Điểm mặt một số mẫu súng trường cỡ nòng lớn của quân đội các nước

PnM |

Súng trường cỡ nòng lớn thường được sử dụng khá tốt khi cần phá hủy các loại xe chiến đấu bọc thép hạng nhẹ, bệ phóng tên lửa... nên đôi khi còn được gọi là súng bắn tỉa công phá.

Súng trường cỡ nòng lớn có lịch sử rất oai hùng. Ngay từ khi bắt đầu Thế chiến II, những khẩu súng trường cỡ nòng lớn đã được các xạ thủ sử dụng khá hiệu quả để chống lại những chiếc xe bọc thép thời kỳ đó.

Điểm mặt một số mẫu súng trường cỡ nòng lớn của quân đội các nước - Ảnh 1.

Lahti M39 - súng chống tăng 20 mm của Phần Lan những năm 1939-1940

Thế nhưng chẳng mấy chốc tình hình đã thay đổi. Xe tăng được nâng cấp giáp bảo vệ nên ngay cả những khẩu súng mạnh nhất bấy giờ cũng không còn hữu dụng khi thực hiện nhiệm vụ diệt tăng. Ở thời điểm hiện tại, những khẩu súng trường cỡ nòng lớn lại có các nhiệm vụ khác.

Điểm mặt một số mẫu súng trường cỡ nòng lớn của quân đội các nước - Ảnh 2.

Chúng thường được sử dụng khá tốt khi cần phá hủy các loại xe chiến đấu bọc thép hạng nhẹ, bệ phóng tên lửa, máy bay trên sân bay, máy móc, radar, thiết bị liên lạc, v.v. nên đôi khi còn được gọi là súng bắn tỉa công phá.

Giá trị đặc biệt của súng trường cỡ nòng lớn nằm ở khả năng bắn trúng chính xác những mục tiêu quan trọng của đối phương từ khoảng cách lớn và chi phí cho mỗi phát bắn tương đối thấp (so với tên lửa hoặc vũ khí công nghệ cao).

Bên cạnh đó, súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn cũng được sử dụng để tiêu diệt sinh lực địch, hoặc thậm chí dùng trong chiến đấu với lính bắn tỉa của đối phương.

1. Mambi (Cuba)

Điểm mặt một số mẫu súng trường cỡ nòng lớn của quân đội các nước - Ảnh 3.

Đây là loại súng bắn tỉa công phá kiểu bullpup được thiết kế và sản xuất tại Cuba từ những năm 1980. Tên của loại súng này được đặt theo tên vùng Mambi - nơi mà những người theo chủ nghĩa yêu nước đã nổi lên phát động cuộc chiến tranh giành độc lập cho Cuba chống lại đế quốc Tây Ban Nha.

Điểm mặt một số mẫu súng trường cỡ nòng lớn của quân đội các nước - Ảnh 4.

Điểm độc đáo của nó là hộp tiếp đạn lại nằm phía trên thân súng chứ không phải phía dưới như nhiều loại súng khác.

Phần phía dưới được gắn một miếng lót vai, cho phép xạ thủ có thể vừa vác khẩu súng và bắn chứ không cần phải để khẩu súng xuống đất mới bắn chính xác được như các loại súng bắn tỉa công phá khác, điều đó giúp tăng tính cơ động của súng. Nó cũng tích hợp chân chống chữ V để bắn khi đặt xuống vị trí nào đó.

Súng có tầm bắn hiệu quả lên đến 2 km, dùng đạn 14,5×114 mm rất mạnh của Liên Xô với hộp tiếp đạn chứa được 5 viên. Loại súng này được dùng để công phá các phương tiện cơ giới bọc giáp nhẹ, cũng như có thể dùng để chống lại trực thăng.

Súng có tích hợp một bộ phận chống giật lớn ở đầu nòng để giảm độ giật do những viên đạn vốn rất mạnh gây ra.

2. Barrett M107 (Mỹ)

Điểm mặt một số mẫu súng trường cỡ nòng lớn của quân đội các nước - Ảnh 5.

Barrett M107 là loại súng bắn tỉa công phá bán tự động do công ty Barrett Firearms Manufacturing của Mỹ chế tạo. Nó được thiết kế dựa trên khẩu Barrett M82A3 và có kế hoạch sẽ thay thế M82 trong tương lai.

Barrett M107 dùng đạn .50 BMG 12,7×99 mm với hộp tiếp đạn 10 viên. Súng có nhiệm vụ chính là công phá các phương tiện cơ giới hay khí tài như máy bay đang đậu, trạm chỉ huy, trạm radar, trạm liên lạc...

Nói cách khác là tất cả những gì được bọc giáp nhẹ đều có thể bị bắn hỏng trong phạm vi 2.000m. Súng sử dụng hệ thống nạp đạn bằng độ giật chứ không phải bằng khí nén.

Điểm mặt một số mẫu súng trường cỡ nòng lớn của quân đội các nước - Ảnh 6.

Vì súng có khối lượng lớn (13,5 - 14 kg) nên cần một đội bắn tỉa để có thể tác chiến. Barrett M107 hiệu quả hơn khẩu M24 trong việc chống bộ binh với mức sát thương cao và tầm bắn xa cũng như tốc độ bắn.

Nhược điểm của súng là khối lượng lớn khiến khả năng cơ động không cao, buộc phải có khí tài để vận chuyển, khi bắn phải có điểm tựa và tiếng động mà súng tạo ra khi bắn rất to.

Hiện nay, Barrett M82 (M107) đang được sử dụng tại trên 60 quốc gia trên thế giới.

3. PGM Hecate II (Pháp)

Điểm mặt một số mẫu súng trường cỡ nòng lớn của quân đội các nước - Ảnh 7.

Súng trường bắn tỉa công phá PGM Hecate II được trang bị cho lực lượng vũ trang Pháp từ năm 1993. Đôi khi người ta còn biết tới súng với tên khác là FR-12,7 (Fusil à Répétition de calibre 12,7 mm).

Tiếng nổ của PGM Hecate II nghe rất khủng khiếp

Đây là loại vũ khí lớn nhất mà PGM chế tạo sử dụng loại đạn .50 BMG (12,7x99mm NATO). Súng có tầm bắn hiệu quả khoảng 1,8 km, khối lượng khi không có ống ngắm là 13,8 kg.

Điểm mặt một số mẫu súng trường cỡ nòng lớn của quân đội các nước - Ảnh 9.

Một binh sỹ Slovenia đang sử dụng PGM Hecate II

PGM Hecate II hiện đang có mặt trong biên chế các lực lượng vũ trang của Pháp, Brazil, Israel, Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Slovenia, Thụy Sĩ.

4. RT-20 (Croatia)

Điểm mặt một số mẫu súng trường cỡ nòng lớn của quân đội các nước - Ảnh 10.

Súng được phát triển bởi RH-Alan vào giữa những năm 90. Tên của súng là 2 chữ cái viết tắt của "Ručni Top 20" - hay còn gọi là "thần công cầm tay 20 mm".

RT-20 sử dụng đạn 20x110 mm cho tầm bắn hiệu quả lên đến 2 km. Súng rất nặng khi sử dụng một người bởi có khối lượng đến 19,2 kg.

Điểm mặt một số mẫu súng trường cỡ nòng lớn của quân đội các nước - Ảnh 11.

Một tính năng độc đáo của khẩu "thần công cầm tay" này là nó có một lỗ thông khí ở phía sau nòng súng đóng vai trò làm bộ phận chống giật. Chi tiết này giúp chống lại phản ứng phản lực của khí nén mà viên đạn tạo ra, tương tự như như hệ thống giảm giật của súng trường hay súng phóng tên lửa.

Bắn thử súng trường bắn tỉa công phá RT-20

Hệ thống này hiếm khi được sử dụng trong các loại vũ khí nhỏ bởi nó có nhược điểm là không thể bắn trong môi trường chật hẹp.

Ví dụ, khí chiến đấu trong công sự hoặc trong không gian kín bị bao bọc bởi các bức tường quá gần nhau thì súng có thể bị mất khả năng tác chiến. Nhược điểm thứ 2 là hơi (khói) tỏa ra từ hệ thống thông khí có thể làm cho vị trí của xạ thủ bắn tỉa bị lộ.

Điểm mặt một số mẫu súng trường cỡ nòng lớn của quân đội các nước - Ảnh 13.

5. OSV-96 (Liên Xô / Nga)

Điểm mặt một số mẫu súng trường cỡ nòng lớn của quân đội các nước - Ảnh 14.

OSV-96 là một loại súng bắn tỉa công phá của Liên Xô được sản xuất vào đầu những năm 1990. Súng do Cục thiết kế dụng cụ (КБП) thiết kế và phát triển.

Bản nguyên mẫu sử dụng đạn 12,7×108 mm có tên V-94 "Volga" được giới thiệu vào năm 1994 đã tạo tiếng vang lớn khi năng lượng đầu nòng của viên đạn đạt xấp xỉ 18,860 kJ và tầm bắn hiệu quả trên 1800 m.

OSV-96 "Vzlomshik" (Kẻ trộm) là phiên bản nâng cấp được phát triển trong 5 năm (1996-2000) và được biên chế cho lực lượng lính dù đổ bộ Nga vào tháng 3 năm 2000.

Súng có nhiều điểm khác so với nguyên mẫu V-94 như thiết kế chụp đầu nòng, hình dạng báng và tay xách.

Bên cạnh đó, OSV-96 có thể lắp được nhiều loại ống ngắm (ПОС 13×60, ПОС 12×56) cũng như kính nhìn đêm.

Điểm mặt một số mẫu súng trường cỡ nòng lớn của quân đội các nước - Ảnh 16.

OSV-96 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén và thoi nạp đạn. Trong bộ khóa nòng sẽ có các móc khóa viên đạn cố định vào vị trí khi xoay thoi nạp đạn. Vì súng khá dài (1746 mm) nên khi không cần sử dụng, OSV-96 có thể được "bẻ ra" thành vài phần và gấp lại để tiết kiệm không gian.

OSV-96 hiện đang được sử dụng bởi các cơ quan an ninh của Nga, Ấn Độ, Belarus, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Azerbaijan, Syria...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại