Địa phương duy nhất có đường hầm vượt sông

Minh Tiến |

Địa phương duy nhất có đường hầm vượt sông nằm tại khu vực phía Nam.

Cụ thể, TP. HCM là địa phương duy nhất ở Việt Nam hiện có đường hầm chạy qua song, hầm Thủ Thiêm. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hầm Thủ Thiêm (hầm vượt sông Sài Gòn) hầm chui vượt sông đầu tiên của Việt Nam. Hầm được xây dựng trong 7 năm và được đưa vào khai thác vào tháng 11/2011.

Hầm có tổng chiều dài 1.490m, bao gồm 3 đoạn chính là: Hầm dẫn phía TP. HCM, có tổng chiều dài 585m; hầm dẫn phía Thủ Thiêm có tổng chiều dài 535m; hầm dìm bao gồm 4 đốt hầm có tổng chiều dài 370m.

Hầm rộng hơn 33m và cao gần 9m. Hầm có hai chiều xe, mỗi chiều có 3 làn gồm 2 làn ô tô và 1 làn xe máy, tốc độ xe máy 40km/h, ô tô 60km/h. Công trình được thiết kế có tuổi thọ vận hành 100 năm và chịu được động đất cấp 7.

Hầm có quy mô mặt cắt ngang rộng 33,3m với hai lốt thoát hiểm và hai hướng lưu thông 6 làn xe, vận tốc thiết kế 60 km/giờ. Theo Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông đô thị TP, hầm Thủ Thiêm được thiết kế cho 45.000 ô tô và 15.000 xe gắn máy lưu thông/ngày.

Hầm Thủ Thiêm được xây dựng góp phần quan trọng trong việc giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, tạo con đường ngắn nhất nối trung tâm thành phố với khu đô thị mới Thủ Thiêm, tạo bước đột phá trong quy hoạch giao thông đô thị, mở cánh cửa về phía Đông thành phố.

Đường hầm Thủ Thiêm được xây dựng tại Việt Nam bao gồm: đường dẫn, hầm vượt sông (hầm hở, hầm lấp, hầm dìm) và trang bị các hệ thống thiết bị hiện đại với độ tin cậy và chính xác cao phục vụ công tác vận hành đảm bảo an toàn giao thông qua hầm. Hầm được xây dựng nhằm phục vụ giao thông trên tuyến Đại lộ Đông - Tây nối Quận 2 và Quận 1.

Bên cạnh việc nối liền Quận 2 với Quận 1, hầm Thủ Thiêm còn kết nối các quận lân cận như Quận 7, quận Bình Thạnh, Quận 4, giúp rút ngắn thời gian đi lại.

Khi đường nối đại lộ Đông Tây với cao tốc TP. HCM – Trung Lương được hoàn thành thì miền Tây Nam bộ, TP. HCM và miền Đông Nam bộ được kết nối liền mạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, toàn khu vực này sẽ kết nối với sân bay quốc tế Long Thành sau khi dự án này hoàn thành.

Công trình giúp thời gian di chuyển từ bờ đông sang tây sông Sài Gòn chỉ tốn một phút; rút ngắn quãng đường từ trung tâm thành phố về các tỉnh miền Tây, miền Đông.

Theo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, công trình có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, phát triển mạng lưới giao thông, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, thay đổi điều kiện sống căn bản cho hàng chục ngàn hộ dân, tạo điều kiện cho quy hoạch chỉnh trang đô thị, thiết kế đô thị, tạo điều kiện để thúc đẩy xây dựng khu trung tâm tài chính thương mại Thủ Thiêm, phát triển không gian đô thị hiện đại, văn minh, thân thiện với môi trường.

Đặc biệt, công trình góp phần hình thành, nối kết các đường vành đai, liên vùng, tạo điều kiện cho phát triển hai khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ phát triển.

Hầm Thủ Thiêm hoàn thành không chỉ góp phần vào việc phát triển mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh mà còn mang lại nhiều giá trị to lớn khác. Cụ thể, hầm Thủ Thiêm đã nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư ở khu vực xung quanh.

Bên cạnh hầm Thủ Thiêm tại TP. HCM, một số địa phương khác cũng có kế hoạch xây dựng hầm vượt sông. Cụ thể, theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trung tâm Văn hóa Tây Đô đã được UBND TP. Cần Thơ phê duyệt, TP. Cần Thơ sẽ làm một đường hầm vượt sông Cần Thơ. Hầm có chức năng kết nối Khu hành chính tập trung và toàn bộ khu vực thông qua quảng trường hành chính giáp với đường Quang Trung. Cụ thể, tuyến sẽ đi ngầm dưới đường số 3.

Ngoài ra, ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố cho biết, hầm ngầm vượt sông Cần Thơ là định hướng trong tương lai xa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại