Đi 'tông Lào' lái xe: Hợp pháp nhưng... thiếu an toàn

Bích Câu |

Vậy đi gì khi lái xe mới là an toàn?

Đi 'tông Lào' lái xe: Hợp pháp nhưng...thiếu an toàn

Mới đây, trên Paultan đã đăng tải bài viết về vấn đề nguy hiểm khi sử dụng dép Lào (tông Lào) khi lái xe tại quốc gia Đông Nam Á Malaysia.

Theo đó, dù luật Giao thông đường bộ năm 1987 của Malaysia không quy định rõ ràng về việc sử dụng đồ bảo hộ khi lái xe máy, ngoại trừ mũ bảo hiểm, tuy nhiên, một đại diện của Cục Điều tra và Thực thi Giao thông Bukit Aman (JSPT) khẳng định, việc đi dép lái xe là một hành động thiếu an toàn.

Trên thực tế, việc đi dép khi lái xe máy, dù không bị cấm bởi luật giao thông Malaysia, lại bị xem là "ngu ngốc". Đại diện JSPT nhấn mạnh: "Tôi muốn kêu gọi tất cả người lái xe máy, dù xe lớn hay nhỏ, hãy đội mũ bảo hiểm và nếu có thể, đeo găng tay và đi giày." Ông chia sẻ thêm, bản thân đã chứng kiến nhiều vụ tai nạn trên đường cao tốc mà việc trang bị đồ bảo hộ phù hợp có thể ngăn ngừa hoặc ít nhất là giảm mức độ nghiêm trọng của chấn thương, thậm chí là tử vong.

Ở Pháp, việc đội mũ bảo hiểm và đeo găng tay là bắt buộc khi lái xe máy từ năm 2017. Điều này cho thấy, luật pháp của Malaysia chưa thực sự đầy đủ trong việc bảo vệ an toàn cho người lái xe máy.

Đi 'tông Lào' lái xe: Hợp pháp nhưng... thiếu an toàn- Ảnh 1.

Ảnh: Paultan

Mới đây, một biker lâu năm tại Malaysia đã đặt câu hỏi với đại diện JSPT về tính hợp pháp của việc đi dép khi lái xe máy. Câu hỏi này khiến vị đại diện JSPT tỏ ra nghi ngờ trong giây lát. Ông dò hỏi: "Anh đang đùa tôi đấy à? Anh là một biker lâu năm mà lại hỏi tôi câu này sao?" Tuy nhiên, sau khi xác nhận biker này đang nghiêm túc, ông trả lời: "Không, việc đó không vi phạm pháp luật."

Vị đại diện JSPT giải thích, Luật Giao thông đường bộ năm 1987 không quy định rõ ràng về đồ bảo hộ cho người lái xe máy. Ngoài mũ bảo hiểm, không có bất kỳ thiết bị an toàn nào khác được quy định là bắt buộc.

Đi gì khi lái xe mới là an toàn?

Thực tế, đã có không ít trường hợp gặp tai nạn vì sử dụng giày, dép không phù hợp khi lái xe, nhất là lái xe ô tô.

Theo thông tin từ VOV, dựa trên nhiều khảo sát khác nhau cùng cho thấy, việc đi giày, dép không phù hợp có thể dẫn tới những hậu quả tồi tệ hơn so với việc để chân trần. Cụ thể, theo nghiên cứu của NMRA, một hãng bảo hiểm ở Australia khi hỏi 1.000 tài xế và được họ cho biết 60% số này vẫn đi dép xỏ ngón hoặc giày cao gót khi lái xe; có tới 38% thừa nhận từng bị tuột một chiếc giày trước khi xảy ra tai nạn.

Trên quan điểm pháp lý, người lái xe có thể mang bất kì loại giày dép nào.

Tuy nhiên, theo báo Dân trí, những nghiên cứu trên thế giới cho thấy, dép lê và giày cao gót là hai thủ phạm dễ gây tai nạn. Vì thế mà bằng cách này cách khác, các quốc gia đều khuyến cáo để lái xe an toàn thì đừng đi dép lê, đừng đi giày cao gót.

Đi 'tông Lào' lái xe: Hợp pháp nhưng... thiếu an toàn- Ảnh 2.

Theo nhiều nghiên cứu, sử dụng giày cao gót lái xe dễ gây tai nạn

Ông Nghiêm Xuân Đỉnh, người phụ trách đào tạo của Trung tâm Đào tạo lái xe LOD (Hà Nội) thông tin trên Lao động công đoàn: "Các chuyên gia nhiều năm đào tạo lái xe này vẫn luôn yêu cầu học viên của mình phải đi giày thể thao đế bằng hoặc dép quai hậu khi học lái xe".

Ông phân tích: "Đi dép lê, dép xỏ ngón thường dễ bị tuột, mắc dép vào các pedal. Còn các chị em hay đi giày gót quá cao trên 5cm thì chân sẽ phải chúi nhiều gây mỏi cổ chân bởi thiết kế bàn đạp ga thường thấp hơn bàn đạp phanh nên khi chuyển từ ga sang phanh sẽ gặp khó hơn".

Đi 'tông Lào' lái xe: Hợp pháp nhưng... thiếu an toàn- Ảnh 3.

Đi dép lê, dép xỏ ngón thường dễ bị tuột

Ngay cả chân trần cũng nguy hiểm, vì mấu chốt của vấn đề là tăng size chân và chống trơn trượt, đó là hai ưu tiên hàng đầu. Không chỉ ma sát với bàn đạp, mà ngay cả ma sát giữa bàn chân và đế giày cũng rất quan trọng, cũng gnhư việc chạy bộ với đôi chân trần, với dép lê, với giày cao gót, giày da đế thấp, giày thể thao là hoàn toàn khác nhau.

Vậy đi gì lái xe mới là an toàn nhất? Câu trả lời chính là giày đế phẳng.

Bởi vì, đi giày đế phẳng sẽ tăng size chân giúp cho cố định gót chân và tiếp cận bàn chân với bàn đạp phanh và bàn đạp ga được dễ dàng, góc bàn chân phù hợp với chi tiết thiết kế xe, cảm nhận của bàn chân cũng tốt nhất. Giày không bị tụt, không bị vướng mắc, không bị kẹt. Giày cũng tăng ma sát, không bị trơn trượt, đặc biệt là giày thể thao lái xe thuận lợi và an toàn, báo Dân trí đưa tin.



Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại