Con người và những đường hầm có một kết nối lịch sử sâu sắc. Nhân loại đã từng sử dụng các đường hầm cho nhà ở, khu khai thác, du lịch, quân sự và cho các mục đích khác kể từ buổi bình minh của lịch sử.
Nhưng một số đường hầm ở Nam Mỹ gần đây đã đặt ra một câu hỏi lớn cho các nhà địa chất, nhà nghiên cứu và nhà thám hiểm. Những đường hầm đá này không được tạo ra bởi con người hay kiến tạo địa chất mà chúng chứa những dấu vết của những bộ móng vuốt khổng lồ.
Đầu những năm 2000, gia sư địa chất học Heinrich Frank đã phát hiện ra một đường hầm bí mật tại một công trường xây dựng tại Novo Hamburgo, Brazil. Sau khi kiểm tra, ông phát hiện trong đường hầm này có rất nhiều dấu vết của một loài động vật bí ẩn với những móng vuốt khổng lồ.
Heinrich Frank là một nhà địa chất tại một trong những trường đại học liên bang lớn nhất ở Brazil. Ông đã từng lái xe dọc theo đường cao tốc Novo Hamburgo, trong quá trình lái xe, ông nhận thấy một lỗ hổng kỳ lạ tại một công trường dọc theo đường cao tốc.
Cái lỗ có đường kính khoảng một mét, nhưng vì đang vội nên ông đã không dừng lại để quan sát kĩ hơn, thay vào đó Heinrich Frank đã quay lại tìm hiểu vào vài tuần sau đó.
Khi đến địa điểm phát hiên trước đó, Frank bắt đầu kiểm tra cái lỗ. Điều ngạc nhiên mà ông thấy đó không phải là một cái lỗ, thay vào đó, đây là một đường hầm bằng đá. Đường hầm có chiều dài vài mét và cao khoảng 70 cm.
Không gian bên trong đường hầm có rất nhiều vết trầy xước, đặc biệt là trên trần của đường hầm. Những vết xước này được tạo ra bởi những bộ móng vuốt khổng lồ.
Khi Heinrich Frank cố gắng tìm một lời giải thích về sự tồn tại của đường hầm này về mặt địa chất thì lại không hề thấy bất cứ manh mối nào. Và sau rất nhiều nghiên cứu, ông đã kết luận những đường hầm này được tạo ra bởi một loài động vật tiền sử đã tuyệt chủng - Loài Megabauna
Năm 2010, một nhà địa chất khác đi tìm hiểu về những hang động tại Amazon. Sau khi hỏi xung quanh, anh phát hiện ra một đường hầm khác trên một con dốc rừng, phía bắc biên giới Bolivian.
Khi nhà địa chất học Amilcar Adamy nghe tin đồn về một hang động bất thường ở miền nam Brazil, anh đã đến khu vực đó để tìm hiểu sự thật.
Trong quá trình tìm kiếm của mình, anh ta đã phát hiện ra một đường hầm khác trên một con dốc rừng, phía bắc biên giới Bolivian. Lúc đó anh không thể liên lạc với chủ đất. Vì vậy, anh ta không thể nghiên cứu đường hầm này một cách chi tiết.
Trong khi những hang động khác xung quanh đó được sinh ra bởi nước và kiến tạo địa chất thì đường hầm này lại hoàn toàn khác, nó to lớn hơn và có một lối đi tròn, khi tiến vào bên trong thì sàn của đường hầm rất nhẵn.
Sau đó, nhà địa chất này phát hiện ra rằng các đường hầm này có những đặc trưng tương tự với đường hầm đã được phát hiện bởi nhà địa chất học Heinrich Frank vài năm trước.
Năm 2015, Amilcar Adamy quay trở lại đường hầm này để nghiên cứu kỹ hơn thì phát hiện ra rằng đây là một trong những đường hầm lớn nhất tại khu vực Amazon với chiều dài lên tới 610 mét.
Trong đó, các trục chính của đường hầm ban đầu cao gần 2 mét và rộng 1-1,5 mét, đồng thời càng tiến sâu vào bên trong thì kích cỡ càng được mở rộng.
Ước tính phải vận chuyển khoảng 4.000 tấn đất đá để có thể tạo ra được một đường hầm như thế này. Theo Adamy, đường hầm này không được tạo ra bởi một hoặc hai sinh vật thay vào đó, nó được tạo ra nhờ sự đào bới liên tục của nhiều thế hệ.
Sau khi phát hiện ra đường hầm đầu tiên, Frank và các học trò của mình bắt đầu tới khu vực gần thành phố Porto Alegre với hy vọng tìm kiếm thêm được nhiều đường hầm hơn nữa để phục vụ cho nghiên cứu.
Sau khi phát hiện ra đường hầm đầu tiên, Heinrich Frank đã gần như ngay lập tức bị thu hút bởi chúng và bắt đầu nghiên cứu các tài liệu để thu thập thêm thông tin. Nhưng hầu như không có bất cứ tài liệu nào đề cập tới những hang động da loài Megabauna tạo ra.
Vì vậy, ông đã quyết định cùng với các sinh viên của mình bắt đầu khảo sát khu vực dọc theo đoạn đường cao tốc dài 45 dặm gần Porto Alegra. Họ đã tìm thấy nhiều hang động nhưng hầu hết trong số đó đều là dấu vết của trầm tích, kiến tạo địa chất. Trong số đó có một đường hầm do Frank tìm thấy với lối vào hình elip rộng 1,2 mét, dài 20 mét và trong đó cũng có những dấu móng vuốt tương tự như đường hầm mà ông tìm thấy trước đó.
Cho tới nay, Frank đã tìm kiếm được tổng cộng 1.500 đường hầm, chỉ tính riêng khu vực phía bắc của Santa Catarina, ông đã tìm thấy hàng đường hầm.
Theo Frank, những cái hang lớn nhất được đào bởi những con lười trên mặt đất khổng lồ. Mặc dù chưa thể xác định rõ niên đại mà chúng được tạo ra, nhưng các nhà địa chất học ước tính rằng những đường hầm này đã được đào từ 8.000 đến 10.000 năm trước.
Những con lười đất khổng lồ từng sống rong ruổi trên Trái Đất cách đây 2 triệu đến 8.000 năm về trước với cân nặng từ 65 đến 90kg, đặc biệt loài Megatherium là một chi có kích cỡ khổng lồ tương tự như những con voi Châu Phi ngày này.
Những con lười đất có thể đào những đường hầm dài hơn 6 mét. Điều này có thể khiến bất cứ ai tự hỏi làm thế nào những sinh vật to lớn đó lại tạo ra được đường hầm dài tới hàng trăm mét. Theo các nhà địa chất học thì những đường hầm to lớn như vậy có thể được tạo ra bởi những con lười mặt đất khổng lồ qua nhiều thế hệ khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là do một cá thể hay một đàn.
Mặc dù những đường hầm này được tìm thấy ở khắp Nam Mỹ, nhưng tuyệt nhiên không hề phát hiện được bất cứ hang động nào tương tự tại khu vực Bắc Mỹ. Ngay từ khi phát hiện cho tới nay, các nhà địa chất học vẫn mải miết đi tìm kiếm câu trả lời về sự xuất hiện của những đường hầm này vì họ cho rằng lời giải thích trên vẫn chưa thực sự chính xác.