"Em ở khu trọ không chung chủ, cũng gần chục phòng. Mọi người sống tập thể nhưng ý thức thì đánh rơi đâu đó quên nhặt lại. Em không có ý vơ đũa cả nắm.Chỉ một số rất ít thôi ạ.
Biết là phòng đã được mọi người thuê là quyền của mọi người, nhưng 1 tuần đừng có "đánh nhau" 4,5 lần như vậy. Hôm sớm thì 12 giờ, muộn thì 1-2 giờ.
Nếu có thể các anh chị có thể giảm âm thanh xuống và vận động nhẹ hơn có được hay không? Vì ở đây không hề cách âm.
Chỗ để xe rất hẹp, làm ơn một lần thôi hãy xếp xe gọn gàng để những người về muộn còn có chỗ để và bớt dẫn bạn bè về ở qua đêm và để lại xe có được hay không ạ?
Đã nhiều lần đi làm về em phải mang xe ra đầu ngõ để gửi rồi. Trong khi các anh chị ngủ rồi biết gì đâu?
Tắt điện, lên xuống, công tắc nối theo chiều xoay tròn. Các anh chị có thể quay lại và tắt luôn được hay không?
Hoặc là vào phòng rồi quay ra tắt điện được hay không? Nếu cảm thấy quá khó, mai em sẽ xin phép cô chủ nhà rút luôn bóng điện ra để mọi người dùng đèn điện thoại cho tiện".
Tờ giấy có nội dung nhắc nhở bên cạnh ổ điện.
Đây là những chia sẻ đầy bức xúc của một cô gái trẻ khi ở trong dãy phòng trọ với nhiều người vô ý thức.
Tất cả họ đều tìm cách tốt, tiện cho mình mà chẳng suy nghĩ gì đến người khác. Vì chẳng thể chia sẻ được với ai nên cô gái lên mạng xã hội và viết những lời than vãn.
Không chỉ vậy, chẳng tiện nói trực tiếp nên cô đã dán tờ giấy cạnh công tắc điện để nhắc nhở.
"Đây là lần thứ n em phải ra tắt điện. Anh/chị bật lên thì quay lại bỏ 3 giây để tắt giúp em. Đường dây điện nó dẫn vào đồng hồ điện phòng em, anh chị không xót nhưng em xót, em xin cảm ơn".
Tuy nhiên xem chừng cách này không mang lại hiệu quả nên cô gái phải viết lên mạng xã hội.
Trong cuộc sống, không phải lúc nào người ta cũng gặp được những người ở trọ có ý thức, vui tính. Nếu gặp phải những trường hợp vô duyên, vô ý thức thì có lẽ sự thẳng thắn, quyết liệt có lẽ sẽ cải thiện được vấn đề.