Đi học ai chẳng từng bị mực dính ra tay - về kì cọ thế nào cũng khó sạch, vì sao nhỉ?

Vân Ngọc |

Cùng đi tìm lý do vì sao khi bị dính mực ra tay mà rửa mãi chúng mới sạch được chút chút, trong khi dung dịch khác lại không khó như vậy.

Khi đi học, mực dây ra khiến cả bàn tay lem luốc. Đến khi về nhà, dùng xà phòng rửa mãi, kì mãi cũng không sạch hết. Vì sao vậy nhỉ?

Tẩy sạch những vết mực dính trên tay luôn khó khăn hơn nhiều so với những vết bẩn khác dính trên da. Điều này có thể được giải thích bằng sự tương tác giữa thành phần của mực và cấu trúc của da.

Đi học ai chẳng từng bị mực dính ra tay - về kì cọ thế nào cũng khó sạch, vì sao nhỉ? - Ảnh 1.

Mực viết có chứa một loại dung môi giống như rượu propyl. Dung môi này thường hòa tan nhanh chóng và thấm sâu vào lớp sừng của da. Khi nhìn vào vết bẩn, bạn có thể nghĩ là mực chỉ bám trên bề mặt da.

Nhưng thực chất, một lượng nhỏ đã thấm qua bề mặt và di chuyển vào bên trong da. Những "hạt mực" này có thể len xuống được dưới bề mặt da là vì kích thước siêu nhỏ của chúng. Chúng còn nhỏ hơn nhiều so với các tế bào máu trong cơ thể của ta nữa cơ.

Đi học ai chẳng từng bị mực dính ra tay - về kì cọ thế nào cũng khó sạch, vì sao nhỉ? - Ảnh 2.

Chính vì vậy, khi bạn rửa vết mực dính trên tay, thực tế bạn chỉ xóa sạch được những "hạt mực" nằm trên bề mặt da. Còn những "hạt mực" thấm dưới lớp sừng của da không tan trong nước nên vẫn rất cứng đầu và phải rửa nhiều lần bằng xà phòng mới đi hết.

So sánh với những vết bẩn khác, ví dụ như vết máu. Thành phần của máu hoàn toàn khác với mực nên sự tương tác của máu với da cũng khác hẳn. Trong máu tươi chủ yếu là nước mà da thì không thấm nước. 

Hơn nữa, các tế bào máu có kích thước lớn nên cũng không thể len qua các tế bào trên bề mặt da. Vì thế vết máu tươi dính trên da dễ dàng bị rửa sạch.

Đi học ai chẳng từng bị mực dính ra tay - về kì cọ thế nào cũng khó sạch, vì sao nhỉ? - Ảnh 4.

Máu không thấm qua da nên rửa trôi nhanh hơn.

Tuy nhiên, nếu để vết máu khô, việc rửa sạch sẽ khó khăn hơn một chút. Bởi máu sẽ trải qua một phản ứng hóa học, đông lại ngay tại chỗ. Đây là cơ chế đông máu vốn có của nó để ngăn ngừa mất máu trong những trường hợp bị thương.

Một mẹo nhỏ dành cho bạn đánh bay nhanh những vết máu khô dính trên da hoặc quần áo là hãy dùng nước lạnh thay vì nước nóng.

Nguồn: Science ABC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại