Đi đâu dịp Tết cũng thấy múa sư tử, nhưng không phải ai cũng biết vì sao có truyền thống này

Skye |

Hầu hết tại bất cứ quốc gia nào ăn mừng năm mới theo lịch âm, múa sư tử đã trở thành một hoạt động không thể thiếu. Nhưng tại sao lại là múa sư tử mà không phải một loài vật nào khác?

Tại Trung Quốc, Singapore, Việt Nam hay nhiều nước châu Á khác, múa sư tử đã trở thành một trò chơi/hoạt động truyền thống đầu năm quan trọng không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết trò chơi truyền thống này bắt nguồn từ đâu.

Được biết, trò chơi dân gian này bắt nguồn từ thời nhà Hán, Trung Quốc (năm 206 trước Công nguyên - 220 sau Công nguyên). 

Có rất nhiều câu chuyện xoay quanh nét văn hóa truyền thống này. Theo một truyền thuyết, có một con quái vật chuyên bắt cóc trẻ em và làm hại dân làng. Nhờ một con sư tử đã đánh bại và xua đuổi quái vật, người dân mới được an lành.

Đi đâu dịp Tết cũng thấy múa sư tử, nhưng không phải ai cũng biết vì sao có truyền thống này - Ảnh 1.

Múa sư tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngày Tết.

Tuy nhiên, con quái vật đã thề sẽ quay trở lại. Dân làng lúc đó không còn ai để bảo vệ nên họ đã mặc trang phục giống con sư tử để đuổi con quái vật đi. 

Trong khi đang nhảy múa, những vũ công sẽ giả vờ cho con sư tử ăn rau diếp vì trong tiếng Trung Quốc, chữ "rau diếp" nghe gần giống từ "thịnh vượng". Sư tử sẽ ăn lấy sự giàu có rồi mang nó về cho chủ nhân hay những người xem, cầu chúc cho họ một năm thịnh vượng. 

Theo một dị bản khác, có một con quái vật giống sư tử tên Nian - trong tiếng Trung nghĩa là năm, chuyên đi ăn thịt dân làng. 

Để có thể giúp dân làng thoát khỏi con quái vật, một người đàn ông nổi tiếng thông minh trong làng đã khua chiêng trống, đốt pháo, treo những tờ giấy đầy màu sắc trên cửa để làm quái vật hoảng sợ, không dám tới gần. 

Múa sư tử chính là cách để tái hiện lại hoạt cảnh đó với mong ước một năm không còn đen đủi, xui xẻo cho gia đình. 

Đi đâu dịp Tết cũng thấy múa sư tử, nhưng không phải ai cũng biết vì sao có truyền thống này - Ảnh 2.

Những truyền thống đó vẫn được duy trì tới tận ngày nay tại nhiều nước trong khu vực. Người dân vẫn thường xuyên đốt pháo hoa như một cách để tiễn năm cũ và đón năm mới. Các đồ vật trang trí trong ngày Tết thường có màu đỏ - màu của may mắn và xua đuổi những thứ tà ác...

Không chỉ vậy, trong văn hóa Trung Quốc, loài sư tử là biểu trưng cho sức mạnh và quyền lực. Chính vì vậy, múa sư tử cũng là cách để cầu mong một năm mới thịnh vượng, nhiều tài lộc may mắn cho gia chủ.

Đi đâu dịp Tết cũng thấy múa sư tử, nhưng không phải ai cũng biết vì sao có truyền thống này - Ảnh 3.

Múa sư tử thể hiện niềm hy vọng một năm mới an khang, thịnh vượng, nhiều tài lộc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại