Dương Tử và Hoàng Hà là hai con sông lớn khởi nguồn cho nền văn minh Trung Hoa phát triển rực rỡ. Chính vì vậy, những con sông này cũng lưu lại rất nhiều các bảo vật, di sản văn hóa có giá trị. Dù đã trải qua bao đổi thay thăng trầm trong lịch sử nhưng vô tình ở đâu đó bên bờ hai dòng sông huyền thoại này, ta vẫn có thể tìm thấy những cổ vật vô giá.
Bờ sông Gia Lăng
Vào những năm 80 của thế kỷ XX, một người nông dân họ Lưu sống bên bờ sông Gia Lăng (thuộc địa phận xã Quan Âm Kiều) khi đang đánh bắt đã thấy một ánh vàng lấp lánh dưới lòng sông. Ông lão đã vội bỏ công việc để tìm ra vật mang ánh sáng đó. Sau khi rửa sạch thì vật này lộ ra là một khối vàng vuông vắn, bên trên có một con rùa. Ông Lưu mừng thầm đây chắc chắn là bảo vật nên đã vui vẻ mang về nhà.
Hình dạng khối vàng mà ông Lưu nhặt được
Dù đã dặn dò vợ cẩn thận không được lộ chuyện này, nhưng vợ ông lão vẫn nhỡ miệng đem chuyện này kể hết cho bà con lối xóm. Câu chuyện ông lão ngư dân nhặt được vàng dần lan truyền đi xa. Nhiều người vì mong một đêm phát tài như ông nên đã không tiếc thời gian công sức xuống sông mò vàng.
Đồng thời, các chuyên gia Cục Di sản văn hóa địa phương cũng bất ngờ nhận được rất nhiều tin báo về việc ông Lưu nhặt được bảo vật quý giá dưới lòng sông Gia Lăng nhưng không khai báo nên đã đến tận nơi để xác minh sự việc.
Phía dưới con dấu
Các chuyên gia khảo cổ đã khuyên ông nên giao lại bảo vật phục vụ công tác nghiên cứu cũng như thực hiện đúng theo quy định của pháp luật trong bảo vệ di sản văn hóa. Dưới sự thuyết phục của các chuyên gia, ông lão ngư dân cuối cùng đã giao nộp bảo vật mà mình nhặt được dưới lòng sông. Vừa nhìn thấy hình dạng bảo vật, các chuyên gia đã không khỏi ngạc nhiên và lập tức nhận định đây chính là một vật vô giá của hoàng gia. Theo những dấu tích còn lưu lại, các chuyên gia xác định đây là một chiếc ấn thời Tây Hán còn thất lạc có giá trị lịch sử vô cùng lớn. Ước tính giá trị của con ấn này có thể lên tới 200 triệu NDT (khoảng hơn 700 tỷ đồng).
Những di sản văn hóa là đại diện cho quá trình lịch sử lâu dài, chứng minh cho một tiến trình lịch sử phát triển của đất nước nên nó là tài sản chung của quốc gia, dân tộc nên bất cứ ai cũng không có quyền chiếm đoạt nó cho riêng mình, dù có là vật do bản thân tìm được.
Đặc biệt với những bảo vật vô giá như con ấn bằng vàng mà ông lão tìm được cần có những phương thức bảo tồn đặc biệt để đảm bảo giá trị nguyên gốc và phục vụ cho nghiên cứu. Để ghi nhận công sức và đánh giá cao tinh thần tự nguyện của nhân dân trong việc sưu tầm, giao nộp bảo vật, phía bảo tàng đã trao cho ông Lưu số tiền thưởng là 350 NDT (khoảng hơn 1 triệu đồng) cùng bằng khen.