- 1 - Duy trì tình hình kinh tế ổn định
Điều kiện vật chất dồi dào mang lại niềm tin và sự an toàn cho các cặp vợ chồng trung niên, là nền tảng để họ có cuộc sống hạnh phúc trong những năm cuối đời.
Một sự thật muôn thuở là không có tiền thì làm gì cũng khó, nhất là sau khi bước sang tuổi 65. Mọi người cần phải cân nhắc kỹ lưỡng xem tình hình tài chính cá nhân của mình có đủ nuôi sống bản thân và bạn đời khi về già hay không.
Tiền tiết kiệm được bao nhiêu? Lương hưu của 2 vợ chồng là bao nhiêu? Tài sản có an toàn không? Liệu nó có nằm chắc trong tay mình hay không?
Về vấn đề tiền bạc, bạn phải luôn tự hỏi bản thân và giữ một cái đầu tỉnh táo.
Đừng đầu tư và quản lý tiền bạc nếu không hiểu rõ về nó. Đừng dễ dàng tin vào những lời mời mọc, chèo kéo do người lạ đưa ra. Hãy chi tiêu theo nhu cầu của bạn. Cố gắng kiềm chế ham muốn mua những thứ không cần thiết.
Điều cần được quan tâm đúng mức là khi chúng ta già đi và các chức năng khác nhau của cơ thể suy giảm, chúng ta có thể phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, hoặc ít nhất cũng cần nhiều dịch vụ chăm sóc y tế hơn.
Lúc này, bạn sẽ hiểu tầm quan trọng của việc duy trì tình hình tài chính ổn định.
- 2 - Duy trì giao tiếp
"Theo thời gian, tình yêu rồi sẽ biến thành tình thân."
Đây là kinh nghiệm sống được tổng hực từ chính thực tế xung quanh. Nhưng tình thân cũng chia ra rất nhiều loại, có tình thân giữa những người trong gia đình, cũng có tình thân giữa bà con xa, họ hàng ít khi thăm hỏi.
Theo bản tóm tắt kinh nghiệm lâm sàng của Khoa Tâm lý Đại học Y Quảng Đông, Trung Quốc, rất nhiều cặp vợ chồng trung niên và cao tuổi tại đất nước này thường tự làm việc riêng, đôi khi không hề có sự giao tiếp nào cả.
Trước đó, trên mạng xã hội có một đoạn video thu hút sự chú ý của khiến nhiều người. Đoạn video cho thấy, cháu gái đang sống ở thành phố do nhớ nhà nên bật camera giám sát ở quê lên để xem. Cô phát hiện ông bà đã hơn 70 tuổi, đều đang dùng điện thoại di động liên tục mà chẳng nói chuyện gì với nhau.
Con cháu đều đi làm và sống ở nơi khác, chỉ có hai người già canh giữ ngôi nhà cũ. Từ sáng đến tối, nỗi cô đơn của họ dường như xuyên qua màn hình camera, thấm vào trái tim cô cháu gái ở xa.
Dưới góc độ tâm lý lão khoa, những cặp vợ chồng trung niên thường cho rằng, họ đã hiểu rất rõ về bạn đời của mình nên không còn hứng thú hay nhu cầu trò chuyện nhiều nữa.
Tuy nhiên, trên thực tế, khi già đi, hầu hết các cặp vợ chồng đều phải đối mặt với những vấn đề như nghỉ hưu, thay đổi môi trường sống, thích nghi… Những thay đổi này sẽ làm tăng áp lực lên cuộc sống của người trung tuổi. Nếu không có sự giao tiếp, họ dễ cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi, bất an hơn.
Lúc này, mong đợi con cái từ bỏ công việc thành thị để trở về quê hương, ở bên phụng dưỡng mỗi ngày là không thực tế. Nhưng nếu đón bố mẹ lên thành phố, chính người trung niên với khả năng thích nghi chậm sẽ bị suy giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng.
Do đó, thay vì trông đợi ở người khác, đôi vợ chồng có tuổi vẫn nên duy trì sự quan tâm, yêu thương và tôn trọng dành cho nhau, đồng thời cần giao tiếp và an ủi tinh thần nhiều hơn. Điều này cũng có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh tâm lý như hoang tưởng, trầm cảm, lo âu ở người cao tuổi.
- 3 - Giữ cảm xúc tươi mới
Theo quan điểm của tâm lý học phát triển, tất cả chúng ta đều có nhu cầu cảm xúc mạnh mẽ để kết nối với những người khác trong suốt cuộc đời. Xét cho cùng, con người, với tư cách là động vật xã hội, có xu hướng gắn bó tự nhiên.
Tuy nhiên, khi những cặp vợ chồng đã ở bên nhau hơn nửa đời người, cùng đối mặt với quá nhiều điều trong cuộc sống, đôi khi họ đã quá quen thuộc lẫn nhau, dẫn đến đánh mất sự tươi mới. Do đó, để thêm gia vị cho nửa đời còn lại, họ ũng có thể thêm chút tươi mới vào chính mình.
Đừng keo kiệt với những lời khen ngợi và khẳng định dành cho bạn đời. Những cái nắm tay, cái ôm hay lời động viên đúng lúc là những món quà tuyệt vời nhất về mặt cảm xúc.
Đồng thời, hãy dành nhiều thời gian để lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với nhau, tìm chủ đề và trò chuyện cùng nhau, dù sở thích khác nhau nhưng niềm vui vẫn như nhau. Cả hai đơn giản có thể cùng nhau ăn uống, đi dạo, tập thể dục, trò chuyện về những chuyện vặt vãnh trong xóm, thảo luận tin tức trên mạng… từ đó xua tan sự bí bức trong cảm xúc.
Khi cả hai vợ chồng đã sát cánh bên nhau, cùng đi tới ngưỡng cửa 65 tuổi, mối quan hệ này trở nên vô cùng quý giá. Dù là tình cảm gia đình hay tình yêu, nó chứng minh cho thế giới thấy rằng sự gắn kết giữa con người với nhau có thể tồn tại lâu dài.
Đối với người cao tuổi, khi có đủ khả năng hoàn thành những việc trên, họ chính là những người chiến thắng lớn nhất trong cuộc đời.
*Nguồn: Sohu