Mới đây, một câu hỏi trong kỳ thi Chứng chỉ Toán Tiêu Chuẩn Trung học (gọi tắt là HSC) vào hôm thứ Hai đã khiến các học sinh lớp 12 và các vị phụ huynh Úc thực sự đau đầu, nhiều người đã phải lên mạng xã hội để chia sẻ sự bối rối của họ trước câu hỏi quá đỗi phức tạp.
Theo đó, tất cả học sinh khi tham dự kì thi đều gặp khó khăn với câu hỏi: "Bỏ một con dế vào chiếc hộp. Hãy tính số tiếng kêu của dế trong khoảng thời gian 15 giây khi nhiệt độ trong hộp là 19°C".
Ảnh minh họa
Không cần bàn cãi quá nhiều, câu hỏi hóc búa này đã khiến các sĩ tử bó tay chịu chết!
Sau kỳ thi, toàn thể các bạn học sinh Úc đã quyết tâm không ca thán nữa, mà lên mạng xã hội để đăng meme trêu chọc câu hỏi khó này.
Một phụ huynh đã trần tình trên Twitter: "Con trai tôi nói rằng kỳ thi rất khó và nó cảm thấy nhẹ nhõm khi thấy đứa nào cũng kêu ầm lên".
Điều gì xảy ra nếu bạn muốn lên thiên đường nhưng bị Chúa chặn lại và bắt tính tiếng dế kêu...
Cảm xúc của toàn thể học sinh Úc đau đầu không nghĩ ra
Phát biểu với truyền thông, đại diện của NESA (đơn vị ra đề) cho rằng bài toán này hoàn toàn có thể giải được và nằm trong phạm vi giáo trình.
Thực chất, họ cố tình làm vậy để phân loại và tìm kiếm những học sinh có khả năng "cảm thụ" được môn Toán học.
"Tất cả các đề thi HSC đều được thiết kế để phân biệt thành tích của học sinh. NESA sẽ giám sát việc chấm điểm của bài thi Tiêu chuẩn Toán 2 rất chặt chẽ.
Việc đưa vào các câu hỏi như này sẽ cho phép NESA hiểu rõ hơn về khả năng nghiên cứu, tìm hiểu của các em học sinh ở mỗi một phạm trù Toán học khác nhau" - Phát ngôn viên cho biết.
Hình ảnh một buổi thi NESA của học sinh Úc
Hình như công thức tính đây thì phải...
Tuy câu hỏi này có vẻ nghe khá khó hiểu với đa số mọi người, nhưng đứng trên phương diện khoa học, chúng ta hoàn toàn có thể tính được nhiệt độ xung quanh thông qua số lần dế kêu: Bằng cách đếm số lần dế kêu trong một phút và làm một phép toán nhỏ, bạn có thể xác định chính xác nhiệt độ bên ngoài.
Đây được gọi là Định luật Dolbear.
A.E. Dolbear, một giáo sư tại Đại học Tufts, đã nghiên cứu và phát hiện loài dế sẽ kêu nhanh hơn khi nhiệt độ tăng và chậm hơn khi nhiệt độ giảm.
Từ đó, ông này đã phát triển được một công thức toán học để có thể tính được nhiệt độ xung quanh bằng các loài dế khác nhau.
Có vẻ khi ra đề này, NESA đã cố tình muốn tìm hiểu xem ai mới là người thực sự yêu thích môn Toán và dành thời gian để tìm hiểu sâu rộng các vấn đề Toán học.
Tuy nhiên, đây là một kì thi toán đại trà chứ không phải nghiên cứu khoa học nên chắc đơn vị NESA ra đề đã có vẻ hơi "troll" các bạn học sinh Úc rồi nhỉ?