'Dễ mà khó' các bước để rèn ra một viên đạn pháo cho Ukraine

Hoài Giang |

Ukraine đang thiếu đạn pháo, lý do được Kiev đưa ra là vì Phương Tây sản xuất không đủ nhu cầu. Ít giờ trước trang Militarnyi cũng đã chỉ ra các công đoạn sản xuất đạn pháo để xem nó có thể khó khăn ra sao.

Dù khá cổ điển nhưng pháo binh vẫn đóng một vai trò quan trọng - nếu không muốn nói là quan trọng nhất - trên chiến trường hiện đại.

Chúng ta đã nghe nhiều chuyên gia nói về lợi thế của bên tham chiến có thể sản xuất nhiều đạn pháo hơn đối thủ. Và có một lưu ý rằng để hiểu rõ lợi thế này như thế nào, chúng ta cần xem xét quá trình sản xuất đạn pháo.

Một lưu ý khác là để sản xuất đạn pháo, người ta phải tiến hành nhiều quy trình công nghệ đặc biệt - nghĩa là phải có những cơ sở sản xuất chuyên biệt - và để làm sáng tỏ chủ đề này, dưới đây là tổng quan quy trình sản xuất đạn pháo.

'Dễ mà khó' các bước để rèn ra một viên đạn pháo cho Ukraine- Ảnh 1.

Việc sản xuất thân đạn pháo có thể được chia thành các 3 giai đoạn bao gồm chế tạo phôi thép đặc biệt, xử lý phôi bằng áp lực và gia công thành phẩm.

1. Chế tạo

Đầu tiên là chế tạo phôi thép đặc biệt. Loại thép được sử dụng để làm đạn pháo phải đạt được một số tính năng bao gồm chịu va đập (để đạn không vỡ ra khi khai hỏa, bay hàng chục km và va chạm trước khi ngòi nổ kích hoạt.)  

Nhưng đồng thời loại thép này phải đủ giòn để khi nố, các phân mảnh của nó đạt được các tỉ lệ được tính toán trước.

Để đạt được yêu cầu đầu tiên, thép phải có hàm lượng carbon cao đồng thời phải được bổ sung thêm các nguyên tố nhất định như mangan hay crome (tăng tính dẻo và độ cứng).

'Dễ mà khó' các bước để rèn ra một viên đạn pháo cho Ukraine- Ảnh 2.

Chúng tôi (Militarnyi) xin dừng phần chế tạo phôi thép ở đây vì đó là một quá trình luyện kim điển hình để sản xuất hợp kim từ sắt - và chuyển sang quy trình tiếp theo đó là xử lý phôi bằng áp lực.

2. Xử lý

Sau khi xem xét một phóng sự được ghi hình tại một nhà máy ở Đông Âu, chúng tôi đã thấy rằng các phôi thép để sản xuất đạn pháo phân mảnh nổ mạnh M795 155mm thường được chế tạo từ phôi hình trụ có chiều dài 6 mét.

Cần lưu ý rằng tùy thuộc vào yêu cầu của nhà sản xuất, phôi thép có thể có hình hộp thay vì hình trụ.

Phôi này sẽ được cắt khúc thành các đoạn khoảng 90 cm. Mọi thứ có vẻ giống như một quá trình cắt đơn giản bằng cưa máy hoặc dụng cụ có tính năng tương đương.

'Dễ mà khó' các bước để rèn ra một viên đạn pháo cho Ukraine- Ảnh 3.

Tiếp theo các đoạn phôi này cần cần được nung trong các lò đặc biệt đến nhiệt độ trên 1000°C (khoảng 1100°C – 1250°C) để xử lý tiếp. Việc này để làm giảm khả năng chống biến dạng của thép so với trạng thái nguội thông thường.

Quá trình này có thể được tự động hóa bằng robot hoặc thủ công.

Sau khi được làm nóng đến nhiệt độ cần thiết, phôi được chuyển sang khuôn dập bằng sức người hoặc với sự trợ giúp của robot. Ở đây, phôi hình trụ tròn hoặc vuông nóng đỏ sẽ được dập liên tục để tạo thành hình cốc.

'Dễ mà khó' các bước để rèn ra một viên đạn pháo cho Ukraine- Ảnh 4.

Sau khi phôi nguội đi, người phụ trách KCS (kiểm tra chất lượng) sẽ tìm kiếm lỗi nếu có (cong vênh, nứt...) trước khi bước sang giai đoạn gia công tiếp theo trên máy tiện kỹ thuật số CNC và cả máy tiện thông thường.

Cần lưu ý rằng trong công đoạn CKS, dung sai bên trong và bên ngoài của "chiếc cốc" cũng phải đáp ứng các thông số yêu cầu.

Tiếp theo là phần gia công phần trên của đạn pháo thành dạng "côn".

Tùy thuộc vào các thông số chiều cao và hình dáng cần thiết theo từng loại đạn pháo, quá trình tạo hình này có thể bao gồm nhiều thao tác và công nghệ khác nhau.

Trong cả hai công nghệ mà chúng tôi đang xem xét, phần trên của phôi đều phải được làm nóng.

Ở công nghệ đầu tiên, phôi có phần trên nóng đỏ sẽ được chuyển đến máy ép thủy lực, nơi phần "côn" được hình thành.

'Dễ mà khó' các bước để rèn ra một viên đạn pháo cho Ukraine- Ảnh 5.

Sau khi ra khỏi máy ép thủy lực, chúng ta đã có thể nhìn thấy hình dạng "côn" của phôi. Tuy nhiên có thể nó vẫn chưa thực sự tương đương cấu hình cuối cùng của đạn vì vậy các hoạt động gia nhiệt có thể được lặp lại.

Tiếp theo là công nghệ thứ 2. Công nghệ tạo hình này rất độc đáo và đòi hỏi nhiều thời gian cũng như năng lượng hơn so với công nghệ dập nóng và đó là tiện nóng.

Việc tách phôi thừa trong quá trình quay mang lại các đặc tính tốt hơn cho đạn pháo tương lai nhờ áp suất đồng đều tác dụng lên phôi, điều cũng ảnh hưởng đến sự cân bằng của lớp vỏ đạn sau này.

'Dễ mà khó' các bước để rèn ra một viên đạn pháo cho Ukraine- Ảnh 6.

Đến đây là công đoạn xử lý nhiệt. Vì phôi thép ban đầu sau các quá trình gia công nói trên đã trở nên có cấu trúc không đồng nhất và cần phải xử lý để chúng trở lại cân bằng. Và để cải thiện phản ứng phân mảnh, phôi cũng được làm cứng thêm.

Nói một cách đơn giản, phôi sẽ được làm nóng đến nhiệt độ cần thiết, giữ trong một thời gian nhất định sau đó làm nguội nhanh bằng cách ngâm trong nước.

3. Gia công 

Sau khi nguội hoàn toàn,  đạn pháo sẽ được đưa đến công đoạn gia công cuối cùng.

'Dễ mà khó' các bước để rèn ra một viên đạn pháo cho Ukraine- Ảnh 7.

Chúng tiếp tục được gia công trong các máy tiện, máy mài để đạt được hình dạng, độ nhám cần thiết.

Quy trình này có thể khác nhau tùy theo nhà sản xuất, có nơi đồng được nấu chảy và phủ lên đạn pháo, có nơi nó được ép trên một máy ép thủy lực đặc biệt.

'Dễ mà khó' các bước để rèn ra một viên đạn pháo cho Ukraine- Ảnh 8.

Tới đây đạn pháo sẽ được làm sạch và sơn phủ và sơn thông tin - thường là tự động.

Cần lưu ý rằng vòng đệm đồng không được sơn do nó được thiết kế để tiếp xúc với mặt trong của nòng pháo.

'Dễ mà khó' các bước để rèn ra một viên đạn pháo cho Ukraine- Ảnh 9.

Sau khi sơn được sấy khô, đạn pháo sẽ được đóng gói trong một pallet đặc biệt để vận chuyển đến các công đoạn sản xuất tiếp theo và thường ở một nơi khác.

Ở giai đoạn này, chúng sẽ được nạp đầy chất nổ và kết hợp với các thành phần khác (ngòi nổ, liều phóng) được chuyển tới kho vũ khí hoặc tới thẳng chiến trường.

Hôm 3/3, sau cuộc họp với các đồng minh của Kiev ở Paris, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ra tuyên bố rằng Châu Âu đang "khan hiếm một số thành phần (để chế tạo đạn pháo) đặc biệt là thuốc súng".

Theo phó giám đốc Viện Quan hệ Chiến lược và Quốc tế (IRIS) của Pháp Jean-Paul Maulny, nguyên nhân đầu tiên của việc thiếu thuốc súng đó là hiện Châu Âu có rất ít nhà sản xuất chất hóa học này.

Hôm 1/3 một quan chức EU (Liên minh Châu Âu) ông Thierry Breton đã cho các phóng viên biết rằng Châu Âu cũng đang đối mặt với thách thức trong việc tìm kiếm nguyên liệu thô để làm thuốc súng vì loại bông đặc biệt để làm ra nó có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Thuốc súng không khói Nitrocellulose (còn được gọi là xenlulozo nitrat hay guncotton) là một hợp chất dễ cháy được hình thành sau khi cellulose tinh khiết tiếp xúc với axit nitric hoặc một chất nitrat hóa mạnh bằng công thức:

3HNO3+ C6H10O5 → C6H7(NO2)3O5 + 3H2O

Một lượng tương đương Nitrocellulose có khả năng đem lại năng lượng khí gấp 6 lần thuốc súng đen, khói tạo ra ít hơn và ít nóng hơn, chính vì vậy nó đã được chọn để thay thế người tiền nhiệm trong việc sản xuất liều phóng.

'Dễ mà khó' các bước để rèn ra một viên đạn pháo cho Ukraine- Ảnh 10.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại