Ái Tân Giác La Phổ Nghi là vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh cũng là vị Hoàng đế cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc.
Ông từng trải qua những cuộc cải cách trong xã hội nhưng những gì đã tiếp nhận trong chế độ cũ vẫn không hề phôi phai. Đơn cử như nghệ thuật viết thư pháp, bản thân ông đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thư pháp truyền thống mà ông được tiếp nhận khi còn trẻ.
Khi còn sống trong hoàng cung, Phổ Nghi có người dạy kèm riêng, những người dạy ông đều là những người có học vấn uyên bác cho nên kỹ năng viết thư pháp bằng bút lông của Phổ Nghi chắc chắn không thể kém được.
Song, cùng với sự thay đổi của xã hội, người dân cũng chuyển từ viết bút lông sang viết bút cứng.
Bất ngờ là, Phổ Nghi không chỉ dùng thành thạo bút cứng để viết mà nét chữ còn rất đẹp, có thể thấy bút lông cùng bút cứng cũng có những điểm chung nhất định.
Bằng chứng là ngay trang đầu tiên trên cuốn sổ hộ khẩu của Phổ Nghi, có thể thấy chữ viết của ông tuy được viết bằng bút cứng nhưng lại mang cảm giác rất khác biệt, nét chữ gầy nhưng cứng cáp, có lực, ổn định bình tĩnh, mang đến cảm giác khác lạ.
Không chỉ trên trang đầu của sổ hộ khẩu mà ngay cả 28 chữ viết cuối đời cùng chữ viết trong giấy bảo lãnh, giấy đảm bảo của Phổ Nghi đều được ông viết bằng bút cứng.
Tuy rằng được viết trên các giấy tờ khác nhau nhưng chữ viết đều có điểm chung là rất tuyệt vời, tinh xảo, kỹ năng viết bằng bút cứng cũng vô cùng tốt.
Trang đầu trên sổ hộ khẩu của Phổ Nghi.
Mặc dù trên giấy hộ khẩu chỉ ghi Phổ Nghi có trình độ văn hóa cấp hai nhưng kỹ năng thư pháp của ông tuyệt đối không phải tầm thường, kỹ năng thư pháp bằng bút cứng của Phổ Nghi cũng vậy. Từ các tư liệu ghi chép của Phổ Nghi có thể thấy kỹ năng thư pháp bằng bút cứng của ông không hề thua kém các nhà thư pháp khác.
Cách cầm bút khi viết thư pháp bằng bút cứng của Phổ Nghi được khéo léo kết hợp với cách cầm bút khi viết thư pháp bằng bút lông, đặc biệt là trong việc ứng dụng bút pháp, Phổ Nghi thể hiện rõ tài năng và khả năng chuyển biến khác biệt của mình, dù là trong cách nhấc bút, đưa bút hay thu bút, mỗi một nét bút đều dùng rất nhiều lực đến mức mà có thể in sang mặt sau giấy, chữ viết sắc sảo, có lực.
Đặc biệt là 28 chữ Phổ Nghi viết trước khi lâm chung, tuy rằng sức khỏe yếu viết rất khó khăn nhưng từng chữ viết ra lại rất có kỹ thuật, ngay ngắn thẳng hàng, ổn định, khí khái.
Nhiều người hẳn chưa từng biết trình độ thư pháp bằng bút cứng của Phổ Nghi lại cao đến như vậy, cho dù là cách đổ bóng trong điểm họa hay cách viết đường nét, đều thể hiện rõ trình độ vượt bậc của ông, điều đó không chỉ cho thấy ông đã dốc sức luyện tập mà khả năng ứng dụng bút pháp cũng rất tài tình.
Về tài năng này của Phổ Nghi, quả thực rất đáng được công nhận.
28 chữ Phổ Nghi để lại trước khi qua đời.
Chiêm ngưỡng thư pháp bằng bút cứng của Phổ Nghi chắc hẳn nhiều bạn đọc sẽ rất bất ngờ, vì quả thực không thể tin được, một người từng làm Hoàng đế như Phổ Nghi lại có thể viết ra được thư pháp bằng bút cứng tinh xảo, tuyệt vời, khiến người xem thán phục đến thế.