Để được hưởng mức lương hưu tối đa, phải đóng BHXH bao nhiêu năm?

PV |

Bắt đầu từ năm 2022, số năm đóng Bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu đã có sự thay đổi.

Theo quy định, từ năm 2022 trở đi, lao động nam đóng tối thiểu 20 năm bảo hiểm xã hội là có thể hưởng lưu hưu (tăng thêm 1 năm so với quy định hiện hành là 19 năm); lao động nữ đủ điều kiện về hưu chỉ cần đóng tối thiểu 15 năm BHXH là có thể nhận mức lương hưu 45%.

Nhiều người đặc biệt quan tâm về các điều kiện để có thể hưởng mức lương hưu cao nhất.

Trả lời trên tờ Người lao động, luật sư Đặng Anh Đức (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, để hưởng mức lương hưu tối thiểu 45%, lao động nam cần đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội (BHXH), tăng thêm 1 năm so với quy định hiện hành là 19 năm.

Sau đó, cứ thêm 1 năm đóng BHXH thì mức lương hưu của người lao động được tính thêm 2% và mức tối đa bằng 75%.

Theo đó, muốn hưởng tỉ lệ tối đa 75%, lao động nam cần đóng đủ từ 35 năm, tăng thêm 1 năm so với năm 2021.

Còn với lao động nữ, mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó với mỗi năm đóng BHXH thì mức lương hưu của người lao động được tính thêm 2% và mức tối đa bằng 75%.

Muốn hưởng mức lương hưu tối đa 75%, lao động nữ cần đóng đủ 30 năm BHXH.

Theo báo Lao động, về tuổi nghỉ hưu của người lao động trong năm 2022 cũng có sự thay đổi.

Trong đó, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là từ đủ 60 tuổi 6 tháng, tăng 3 tháng so với năm 2021. Tuổi nghỉ hưu của lao động nữ từ đủ 55 tuổi 8 tháng, tăng 4 tháng so với năm 2021.

(Tổng hợp)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại