Đẩy nhanh tiến độ di chuyển Nhà máy đóng tàu Ba Son

Trịnh Văn Tự |

Năm 2005, Bộ Quốc phòng có Quyết định thành lập Ban quản lý Dự án 9 (QLDA9) trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (CNQP), giúp chủ đầu tư quản lý và tổ chức triển khai thực hiện Dự án di chuyển Nhà máy đóng tàu Ba Son ra khỏi trung tâm TP Hồ Chí Minh và xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Dự án nhằm bảo đảm đủ năng lực đóng mới tàu chiến hiện đại có lượng giãn nước từ 500 đến 2.000 tấn; sửa chữa tàu quân sự đến 5.000 tấn; đóng mới tàu vận tải đến 70.000 DWT, sửa chữa tàu vận tải, phương tiện nổi đến 150.000 DWT...

Nhà máy có trình độ kỹ thuật công nghệ tiên tiến tương đương với các nước trong khu vực và thế giới.

Quy mô ban đầu của dự án gồm 7 dự án thành phần và khái toán khoảng 4.000 tỷ đồng bằng nguồn vốn chuyển quyền sử dụng đất của Nhà máy đóng tàu Ba Son hiện hữu, thời gian thực hiện từ năm 2005 đến 2012.

Tuy nhiên, qua khảo sát tại thời điểm năm 2010, với mục tiêu đã được xác định như trên, tổng mức đầu tư của toàn dự án lên đến gần 20.000 tỷ đồng, trong khi yêu cầu tiến độ xây dựng để di dời đến cơ sở mới là hết sức cấp bách, đặc biệt trong giai đoạn nhà máy đang triển khai các nhiệm vụ cấp thiết cho quốc phòng.

Đại tá Trần Văn Chung, Giám đốc Ban QLDA9 cho biết: Đây là dự án rất lớn, với nhiều nội dung có tính chất phức tạp về kỹ thuật, công nghệ, triển khai xây dựng đồng bộ trên khu vực có nền địa chất yếu, trong khi tiến độ rất gấp nên công tác khảo sát, lựa chọn phương án đầu tư hiệu quả và giải pháp thi công phù hợp đã đặt ra bài toán lớn; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, giao nhận đất, xây dựng cầu cảng... cũng liên quan tới nhiều thủ tục pháp lý của các cấp, ngành, chính quyền địa phương.


hi công san lấp mặt bằng dự án tại địa điểm mới.

hi công san lấp mặt bằng dự án tại địa điểm mới.

Trong giai đoạn 2005-2014, khi nguồn vốn từ khai thác khu đất của Nhà máy đóng tàu Ba Son chưa đạt kết quả, Ban QLDA 9 đã phối hợp với các cơ quan đề xuất Bộ Quốc phòng cấp ứng một phần kinh phí quốc phòng, kết hợp huy động vốn NSNN từ chương trình CNQP và các nguồn vốn khác để thực hiện trước một số nội dung của dự án.

Đây là giải pháp huy động vốn linh hoạt, có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp Ban QLDA hoàn thành công tác khảo sát, chuẩn bị đầu tư; đền bù, giải phóng mặt bằng, giao nhận đất và xây dựng xong một số công trình cầu cảng, nhà xưởng cơ khí (thuộc 2 dự án thành phần) để bảo đảmcho một bộ phận xuống sản xuất tại Bà Rịa-Vũng Tàu.

Tuy nhiên, do nguồn vốn huy động được không nhiều so với khái toán tổng mức đầu tư nên quá trình triển khai dự án gặp rất nhiều khó khăn, các nội dung được triển khai nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, có thời điểm tưởng như đình trệ.

Từ cuối năm 2014 đến nay, quán triệt chủ trương chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Ban QLDA 9 đã chủ động phối hợp nghiên cứu đề xuất điều chỉnh lại quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch mặt bằng công nghệ theo hướng giảm quy mô, nội dung đầu tư, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư và phân kỳ hợp lý.

Khi công tác khai thác khu đất Nhà máy đóng tàu Ba Son đủ tạo vốn di dời bước vào giai đoạn thuận lợi hơn, đơn vị đề xuất Tổng cục CNQP, Bộ Quốc phòng báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho cấp ứng vốn (khoảng 800 tỷ đồng) để triển khai một số nội dung thực hiện trước, tập trung chủ yếu vào công tác san lấp, xử lý nền, kè bờ…

Đề xuất phương án ưu tiên kinh phí cho các hạng mục xây dựng nhà xưởng và hạ tầng kỹ thuật để phục vụ sản xuất. Phần thiết bị chỉ ưu tiên cho hạng mục sàn nâng tàu và các hạng mục thiết bị đóng tàu chủ yếu (các thiết bị cố định); thiết bị di động; các thiết bị còn lại sẽ tận dụng kết hợp di dời từ cơ sở cũ.

Đây chính là những giải pháp tổng thể mang tính đột phá, khả thi cả về yếu tố tài chính, kỹ thuật công nghệ. Do đó, các hạng mục công trình hoàn thành trước 6 tháng so với kế hoạch đề ra.

Để bảo đảm chất lượng, tiến độ theo kế hoạch, sớm di chuyển Nhà máy đóng tàu Ba Son, ổn định sản xuất tại cơ sở mới, thời gian tới, Ban QLDA 9 phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan trong và ngoài quân đội trong chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện dự án, lập kế hoạch phân kỳ đầu tư phù hợp với khả năng bảo đảm vốn và tính cấp thiết của từng hạng mục đối với yêu cầu hoạt động sản xuất tại nhà máy mới; quản lý, giám sát chặt chẽ khối lượng, chất lượng thi công của các nhà thầu; kịp thời báo cáo và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo.

Dự kiến đến cuối năm 2017, dự án sẽ hoàn thành xong các nhà xưởng, đầu năm 2018 đưa vào sản xuất và đến giữa năm 2019 hoàn thành toàn bộ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại