Khi nhắc tới ô nhiễm môi trường, có lẽ mọi người sẽ liên tưởng đến ô nhiễm không khí với việc thải ra khí CO2 ra khí quyển. Thế nhưng, có một loại ô nhiễm ít được mọi người biết đến nhưng lại có sức tác động ghê gớm tới môi trường sinh thái: Ô nhiễm nhiệt.
Đây là vấn đề làm cho các nhà bảo vệ môi trường rất quan tâm, họ sử dụng kỹ thuật cảm ứng từ xa bằng hồng ngoại của ngành hàng không nhằm giám sát sự ô nhiễm nhiệt.
Ô nhiễm nhiệt là gì?
Ô nhiễm nhiệt. Ảnh minh họa Internet.
Ô nhiễm nhiệt là hoạt động làm thay đổi nhiệt độ của nguồn nước và khí tự nhiên, từ đó làm thay đổi thành phần nước như nồng độ oxy, cấu trúc các chất hữu cơ khiến cho hệ sinh thái bị thay đổi.
Trong cuộc sống, có rất nhiều nguồn nhiệt như bóng đèn, các thiết bị nhiệt gia dụng... chúng phát ra lượng nhiệt rất nhỏ vào môi trường xung quanh nên không gây ảnh hưởng nhiều tới môi trường, thế nhưng nếu nguồn nhiệt phế thải của những nha máy lớn khi thải vào nước hay khí quyển?
Hãy lấy nhà máy nhiệt điện làm ví dụ:
Nhiệt năng chuyển hóa thành điện chỉ chiếm 1/3, trong khí 2/3 là nhiệt lượng phế thải bị lãng phí, nhiệt lượng này sẽ bị thải ra môi trường dưới dạng nước nóng hay khí nóng.
Ô nhiễm nhiệt sẽ khiến hệ sinh thái dưới nước bị ảnh hưởng. Ảnh Internet.
Nếu là nhà máy điện hạt nhân thì con số này còn lớn hơn rất nhiều. Và lượng nhiệt thải xuống sông suối, hồ ao và biển cả có thể làm tăng nhiệt độ nước lên hàng chục độ C một cách đột ngột.
Chẳng hạn như nhà máy nhiệt điện một trăm ngàn KW, mỗi giây sản xuất 7 tấn nước nóng khi thải ra môi trường sẽ làm cho nước tăng lên trung bình 7 độ C.
Hậu quả tới môi trường
a. Biến đổi hệ sinh thái, giảm đa dạng sinh học
Thậm chí nước thải nhiệt còn làm đại dương nóng lên. Ảnh minh họa.
Khi nhiệt độ nước bị thay đổi đột ngột, hệ sinh thái dưới nước ngay lập tức sẽ bị tác động đầu tiên. Nếu nhiệt độ tăng nhẹ, có thể làm thay đổi hoạt động sống, tập tính sinh sản, còn nếu tăng mạnh có thể vượt quá ngưỡng thích nghi khiến các sinh vật bị chết.
Cá là sinh vật rất nhạy cảm với nhiệt độ nước, ngay cả trứng của chúng cũng chỉ cần nhiệt độ tăng lên 3 độ C là không thể nở.
Nhiệt độ tăng còn làm giảm nồng độ oxy trong nước khiến nhiều sinh vật bị chết, còn các loài tảo hay vi sinh vật có hại phát triển mạnh hơn, càng làm dưỡng khí mất đi khiến các sinh vật dưới nước bị chết.
Năm 1971, nước bị ô nhiễm nhiệt đã khiến hơn 73 triệu con các chết vì thiếu dưỡng khí.
Nếu như trong nguồn nước thải còn chứa độc tố, sản phẩm độc hại từ các nhà máy như hóa chất hay xạ trị, điều này càng khiến cho hệ sinh thái nước bị phá hủy mạnh mẽ.
b. Ô nhiễm nhiệt gây biến đổi khí hậu
Sự tác động đã lan tới phạm vi đại dương. Ảnh Internet.
Không chỉ hệ thủy sinh dưới nước bị tác động, nhiệt thải vào khí quyển còn ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của các loài thực vật ở xung quanh cũng như sinh vật sống xung quanh, trong đó có con người.
Tác động tới con người
Những nơi bị ô nhiễm nhiệt, cây trồng phát triển rất kém khiến cho nền nông nghiệp bị tác động nặng nề, nhiệt độ môi trường cao khiến sâu bệnh, vi khuẩn có hại phát triển và ảnh hưởng xấu tới cây trồng.
Vì thế hiệu quả kinh tế ở những vùng bị ảnh hưởng là không nhỏ, nhiều nơi nguồn nước sinh hoạt từ các giếng nước cũng bị tăng nhiệt độ tới 50 độ C khiến cho ống bơm bị biến dạng hay máy bơm bị hư hỏng nặng, khiến sinh hoạt thường nhật bị ảnh hưởng.
Nhiệt độ nước tăng cao khiến nồng độ muối hòa tan cũng tăng theo, các phản ứng hóa học trong nước được đẩy mạnh, từ đó làm kim loại bị hoen rỉ nhanh hơn, tác động tới các thiết bị dưới nước mà con người sử dụng.
Vi khuẩn hay nấm bệnh trong nước phát triển không chỉ khiến hệ sinh thái nước mà cả con người khi sử dụng nguồn nước cũng bị ảnh hưởng sức khỏe.
Lượng nhiệt thoát ra không khí còn làm khu vực xung quanh có nhiệt độ cao hơn, con người khi làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ giảm sức khỏe lẫn năng suất lao động, thậm chí khả năng tai nạ lao động cũng tăng theo do tấm sinh lý bị ảnh hưởng.
Tác động sâu sắc, lâu dài và rộng lớn hơn mà ô nhiễm nhiệt gây ra chính là khiến khí hậu bị biến đổi như xói mòn đất, góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất nóng lên.
Tổ chức Mitre Cooporation năm 1975 đã dự báo về khả năng tác động của ô nhiễm nhiệt tới khí hậu là rất lớn, làm mất cân bằng nhiệt từng vùng, làm nước biển dâng cao, hạn hán hay lũ lụt sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
Thực tế, hiện nay ô nhiễm nhiệt đã gây ra biến đổi khí hậu ở phạm vi địa phương, nhất là ở các khu vực thành phố đô thị (nhiệt độ ở đây thường cao hơn nông thôn tới 3 độ C).
Sau năm 2000, lượng nhiệt nhân tạo do hoạt động của con người đã chiếm 30% năng lượng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất. Do đó, không thể xem thường sự tác động mà nó có thể gây ra tới biến đổi khí hậu.
Các chuyên gia cho rằng giải pháp hữu hiệu là cần biến nhiệt lượng dư thừa đó thành nhiệt năng hữu ích để giảm ô nhiễm nhiệt và tác động của nó tới môi trường xung quanh.
Nguồn: Conserve-energy-future.com