Ngày 26/4/1986, nhà máy điện nguyên tử Chernobyl tại Pripyat, Ukraine bỗng nhiên phát nổ, gây ra thảm họa trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân của nhân loại.
30 năm sau, con người quay trở lại để... thám hiểm khu vực đã từng là một nhà máy điện quan trọng tại Đông Âu. Họ chụp được một đàn tuần lộc đang tung tăng chạy trên nền tuyết, đẹp nên thơ như tranh vẽ.
Có điều, nồng độ phóng xạ bên trong chúng vẫn ở mức báo động.
Những chú tuần lộc nhiễm phóng xạ tại Chernobyl.
Chúng không phải là những nạn nhân duy nhất của vụ nổ. Sami - những người bản địa vùng Bắc Cực - trong nhiều thế hệ đã phải sống dựa vào tự nhiên.
Đa phần kiếm sống dựa vào nghề gọi là boazovázzi - còn gọi là nghề... đưa tuần lộc. Họ vận chuyển tuần lộc đi hàng trăm cây số để bán chúng cho các lò mổ.
Nhưng sau khi thảm họa xảy ra, chất độc phóng xạ ngấm vào đất, vào nước, vào nguồn thức ăn của tuần lộc, và đầu độc chính phương tiện mưu sinh duy nhất của người Sami.
Câu chuyện của họ sẽ được gói gọn trong chùm ảnh của Amos Chapple - nhiếp ảnh gia thuộc tổ chức Radio Free, được chụp tại làng Snasa tại Na-Uy.
Thảm họa Chernobyl xảy ra, thải hàng loạt chất phóng xạ vào không khí, lan rộng khắp lãnh thổ của Liên Xô (cũ) và các vùng đất châu Âu lân cận.
Nhà máy điện Chernobyl - được chụp vào năm diễn ra thảm họa.
Gió và nước mưa đẩy phóng xạ thấm vào đất. Tại Na Uy, một lượng lớn cesium-137 - một trong những chất phóng xạ nguy hiểm nhất đã nằm tại đây.
Phóng xạ chảy vào rừng, ngấm vào hồ, đầu độc đời sống hoang dã, bao gồm cây cỏ, quả mọng, và cả một loài rêu (lichen) - thức ăn ưa thích của tuần lộc.
Loài rêu ưa thích của tuần lộc.
Loại rêu này không có bộ rễ như thực vật. Chúng hấp thụ dinh dưỡng từ trong không khí, và mọc tràn lan ngay trên cesium-137. Tuần lộc ăn phải, và chúng đã bị nhiễm xạ.
Trong nhiều thế hệ trải dài 9.000 năm, tuần lộc là nguồn sống của người Sami. Chúng cung cấp thực phẩm, nguồn tài chính, và trên hết đó là truyền thống. Chernobyl đã làm tất cả sụp đổ.
Máy đo nồng độ phóng xạ của tuần lộc
"Hậu của của Chernobyl thật sự không đong đếm nổi" - Chepple cho biết. Người Sami đã trở thành nạn nhân, khi đột nhiên phải làm việc trong cái môi trường độc hại nhất trên Trái đất này.
30 năm trôi qua, có vẻ như môi trường tại đây đã khá hơn. Lượng cesium-137 đã phân rã chỉ còn một nửa, nhưng số lượng rêu và địa y tại đây vẫn ở mức không an toàn. Năm 2014, hàng trăm con tuần lộc vẫn ở mức "không thể tiêu thụ" cũng vì lượng rêu ở đây.
Những người Sami tại Snasa thường xuyên ăn tuần lộc cũng phải kiểm tra lượng nhiễm xạ trong máu hàng năm. Và chẳng ngoài dự đoán, nồng độ phóng xạ trong máu họ vẫn ở mức đáng lo ngại.
Những bức ảnh này, theo Chepple, là minh chứng rõ ràng về hậu quả của phóng xạ. Đây cũng chính là bài học dành cho con người, để chúng ta ý thức hơn trước khi làm bất kỳ điều gì.
Nguồn: IFL Science, Business Insider