Đây là lúc đàm phán thương mại Mỹ-Trung sụp đổ?

Kim Nguyên |

Một vấn đề cốt lõi là sự thiếu tin tưởng của Mỹ đối với Bắc Kinh. Trung Quốc cần có thời gian để thực hiện những thay đổi theo yêu cầu của Mỹ.

Tờ South China Morning Post cho hay vào hôm 30-4, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã đưa ra một yêu cầu bất thường với các vị khách người Mỹ gồm Robert Lighthizer và Steven Mnuchin đang ở Bắc Kinh để đàm phán gay gắt để chấm dứt chiến tranh thương mại tốn kém giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ông Lưu muốn có một cuộc họp kín với hai quan chức cấp cao của Mỹ. Ba người họ đã tách ra khỏi phái đoàn đàm phán, đi cùng với chỉ một thông dịch viên tiếng Trung, trong một căn phòng nhỏ tại địa điểm họp gần một giờ.

Khi kết thúc buổi họp kín, ba người họ đã không đưa ra bất kỳ cuộc họp hay hướng dẫn nào. Nhưng biểu hiện của họ rất ảm đạm. Một cảm giác báo trước điều không hay nhưng không ai dám hỏi tại sao.

Năm ngày sau, các cuộc đàm phán thương mại từng được hy vọng đã chuyển biến đột ngột. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trên Twitter vào hôm 5-5 rằng Mỹ sẽ tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

Truyền thông chính thống của Trung Quốc phản ứng lại trước thông báo của Mỹ, nói rằng việc tăng thuế sẽ khiến cho tiến trình đạt được thỏa thuận trở nên khó khăn hơn. Trong một cuộc họp vào hôm 13-5, ông Tập Cận Bình đã chỉ trích một số quan chức Trung Quốc vì họ cho rằng Trung Quốc nên xuống nước trong cuộc chiến này, theo South China Morning Post.

Chính xác là những gì đã gây ra sự bế tắc trong các cuộc đàm phán thương mại và khiến thị trường toàn cầu rơi vào tình trạng khó khăn vẫn chưa rõ ràng. Phía Mỹ cáo buộc Bắc Kinh đã thất hứa trước, trong khi Bắc Kinh luôn bác bỏ các cáo buộc từ phía Mỹ.

Bắc Kinh đã gọi các cáo buộc trên là sự không trung thực và cố tình gây hoang mang. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc không bao giờ nói rõ quan điểm của mình.

Cũng theo tờ South China Morning Post, các cuộc đàm phán đã gặp trở ngại vì phía Mỹ đã tiếp tục bổ sung các yêu cầu mới trong giai đoạn cuối của cuộc đàm phán. Một số yêu cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định chính trị và xã hội của Trung Quốc. Bắc Kinh đặc biệt tức giận vì mức thuế bổ sung và việc Mỹ cố đổ lỗi cho Trung Quốc.

Có một số vấn đề chính mà hai bên không thể đồng ý. Chẳng hạn, Washington yêu cầu Trung Quốc hoàn toàn mở mạng Internet của mình và nới lỏng các biện pháp kiểm soát yêu cầu các công ty điện toán đám mây nước ngoài lưu trữ tất cả dữ liệu của họ tại Trung Quốc.

Trung Quốc chỉ có thể đồng ý mở có chọn lọc một số khu vực. Một mạng internet hoàn toàn mở là không thể, nguồn tin cho biết.

Một điểm gây tranh cãi khác là số lượng sản phẩm của Mỹ mà Trung Quốc phải mua hàng năm. Mỹ muốn Trung Quốc tăng nhập khẩu các sản phẩm của Mỹ thêm 100 tỷ USD mỗi năm. Rất khó để đạt được điều đó ngay lập tức.

Hiện tại, Washington đã ra lệnh cấm đối với việc xuất khẩu linh kiện công nghệ cao sang Trung Quốc, bên cạnh đó là sản phẩm nông nghiệp và khí đốt tự nhiên hóa lỏng.

Hai bên cũng bất đồng về vấn đề thao túng tiền tệ.

Quan trọng nhất, các nhà đàm phán Mỹ yêu cầu phải có một cơ chế giám sát để theo dõi và xác minh tiến trình và muốn nó được quy định trong thỏa thuận cuối cùng rằng Mỹ có thể áp thuế đối với các sản phẩm của Trung Quốc nếu không hài lòng với các tiến triển. Một số luật của Trung Quốc cũng cần phải được viết lại để đáp ứng yêu cầu của Mỹ.

Thêm vào đó, một vấn đề cốt lõi là sự thiếu tin tưởng của Mỹ đối với Bắc Kinh.

Để có một thỏa thuận, cả hai bên cần có khả năng nhìn thấy mọi thứ từ góc nhìn của phía bên kia. Người Mỹ cần hiểu rằng phải cần có thời gian để Trung Quốc thực hiện những thay đổi này. Nếu Mỹ từ chối chấp nhận điều đó và yêu cầu thay đổi ngay lập tức, thì không có cách nào để hai bên có thể tiếp tục đàm phán với nhau.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại